Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Nghĩa của từ thẹn thò là gì?
A. diễn đạt cảm xúc, tâm trạng của con người.
B. thẹn thùng, ngượng ngùng nhưng có phần thích thú.
C. chỉ hoạt động hô hấp của con người.
D. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi
Câu 2: Công dụng của dấu ngoặc đơn trong bài thơ Gò Me là gì?
A. thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
B. để miêu tả
C. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. để kể chuyện.
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
A. phát triển theo kì vọng
B. thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến.
C. chỉ sự phát triển
D. cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
Câu 4: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Gò me" nào?
A. Kháng chiến chống Mỹ
B. Kháng chiến chống Pháp
C. Thời kì đổi mới
D. Thời kì đất nước bị chia cắt
Câu 5: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em?
A. bài bình không phân tích giá trị nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ
B. thay đổi cái nhìn về bài thơ Đường núi, cảm nhận được nhịp điệu và mạch cảm xúc của bài thơ.
C. không có ấn tượng gì đặc biệt
D. bài bình phân tích không có chiều sâu
Câu 6: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
B. Giọt sương mùa xuân long lanh
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 7: Cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong những dòng thơ sau: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?
A. sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây khi thấy đất trời vao xuân
B. sự chăm chú ngám nhìn
C. sự chán ghét
D. bình thường, không có cảm xúc gì quá đặc biệt
Câu 8: Mùa xuân của đất trời đã được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ?
A. Màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
B. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót.
C. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót giọt âm thanh.
D. Cảnh sắc của xứ Huế.
Câu 9: Từ "núng đồng tiền" trong câu thơ "Những chị, những em má núng đồng tiền" có nghĩa gì?
A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
D. nhan sắc và sự thanh lịch.
Câu 10: Điền vào chỗ trống: Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ trong....
A. kháng chiến chống Mỹ
B. kháng chiến chống Pháp
C. thời kì đổi mới
D. thời kì đấ nước bị chia cắt
Câu 11: Văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là bài thứ bao nhiêu trong tác phẩm "Thương nhớ mười hai"?
A. Đầu tiên
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ năm
Câu 12: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả sống ở miền Bắc, xa quê hương ở miền Nam
B. Khi tác giả sống ở miền Nam, xa quê hương ở miền Bắc
C. Khi tác giả đi du học
D. Khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc
Câu 13: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Dùng dấu ngắt câu khi câu kết thúc.
C. Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.
D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.
Câu 14: Công dụng của dấu chấm hỏi?
A. Đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.
B. Có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 15: Ý nào dưới đây là phương thức biểu đạt của "Chuyện cơm hến"?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 16: ........................................
........................................
........................................