Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 1.2: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1.2: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ có tác dụng gì?
A. Làm câu văn thêm dài.
B. Làm câu văn hay và bóng bảy hơn.
C. Cung cấp các thông tin cụ thể hơn.
D. Hỗ trợ các thành phần khác của câu.
Câu 2: Trạng ngữ trong câu là
A. Biện pháp tu từ trong câu.
B. Một trong số các từ loại của tiếng Việt.
C. Thành phần phụ của câu.
D. Thành phần chính của câu.
Câu 3: Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?
A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Từ láy được phân thành mấy loại?
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Không thể phân loại được
Câu 6: Nhóm từ láy có vần “âp” trong các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh gợi tả
A. Những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
B. Chỉ sự vật không vững vàng, không chắc chắn.
C. Những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 7: Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành… là từ láy hay từ ghép?
A. Từ ghép
B. Từ láy
Câu 8: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?
A. Từ láy bộ phận
B. Từ láy toàn phần
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?
A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.
B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.
C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.
D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
B. Khi ấy
C. Đầu nó còn để hai trái đào
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?
A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 3: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?
A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
B. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
C. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 4: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
B. Theo vị trí của chúng trong câu.
C. Theo mục đích nói của câu.
D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.
Câu 5: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Câu 6: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?
A. 1 từ
B. 2 từ
C. 3 từ
D. 4 từ
Câu 7: Đọc văn bản sau và xác định số lượng từ láy xuất hiện trong đoạn:
Hằng năm, vào cữ hạ sớm này, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm.
Hương lá dịu dàng ướp cả bầu không khí tinh khôi khiến ta những muốn hít thật sâu cho căng tràn lồng ngực. Sau lúc lá rụng là cữ sấu ra hoa. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió, đậu xuống mái tóc các cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường.
Giống như hoa sữa mùa thu, cành đào ngày Tết, cây sấu Hà Nội gợi nhớ, gợi thương trong tấm lòng người xa xứ.
(Tạ Việt Anh, Hà Nội tạp văn)
A. 5 từ
B. 6 từ
C. 7 từ
D. 4 từ
Câu 8: Nhóm từ láy có vần “âp” trong các từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh gợi tả
A. Những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
B. Chỉ sự vật không vững vàng, không chắc chắn.
C. Những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 9: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
A. Mặt mũi
B. Nhăn nhó
C. Bà già
D. Đau khổ
3. VẬN DỤNG: (2 CÂU)
Câu 1: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ”?
A. Mặt mũi
B. Nhăn nhó
C. Bà già
D. Đau khổ
Câu 2: Từ “tươi tốt” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
=> Giáo án tiết: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy