Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 1.5: Văn bản 3 - Ngàn sao làm việc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1.5: Văn bản 3 - Ngàn sao làm việc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT ( 9 CÂU )
Câu 1: Nội dung chính của văn bản “Ngàn sao làm việc” là gì?
A. Miêu tả những vì sao trên bầu trời.
B. Miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy của bầu trời về đêm.
C. Thời gian những vì sao xuất hiện.
D. Giải thích cách thức hoạt động của những vì sao.
Câu 2: Tác giả của văn bản trên là ai?
A. Thạch Lam
B. Tố Hữu
C. Đoàn Giỏi
D. Võ Quảng
Câu 3: Khoảng thời gian được đề cập đến trong văn bản?
A. Buổi sáng đến trưa
B. Buổi trưa đến chiều
C. Buổi chiều đến tối
D. Buổi tối đến đêm
Câu 4: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” được trích trong tác phẩm nào?
A. Tuyển tập Võ Quảng (1998)
B. Quê nội (1974)
C. Anh đom đóm (1970)
D. Cả A và C
Câu 5: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” được chia làm mấy phần
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 6: Bài thơ “Ngàn sao làm việc” thuộc thể thơ gì
A. Thất ngôn bát cú
B. Song thất lục bát
C. Năm chữ
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Ngàn sao làm việc
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 8: Nhân vật “tôi” trong bài thơ Ngàn sao làm việc là
A. Sao Thần Nông
B. Sao Hôm
C. Chú bé trăn trâu
D. Chú trâu
Câu 9: Không gian được miêu tả trong bài thơ Ngàn sao làm việc là
A. Sông nước
B. Đồng quê
C. Sân vườn
D. Triền đê
2. THÔNG HIỂU ( 9 CÂU )
Câu 1: Khung cảnh bầu trời đêm hiện lên như thế nào qua trí tưởng tượng của nhân vật “tôi”?
A. Lung linh sắc màu và tràn đầy sức sống.
B. Đen tuyền và huyền bí.
C. Lấp lánh màu sắc nhưng lại vô cùng bí ẩn.
D. Ảm đạm và thiếu sự sống.
Câu 2: Đâu không phải là tác phẩm của nhà văn sáng tác bài thơ “Ngàn sao làm việc”?
A. Nắng sớm
B. Anh đom đóm
C. Quê nội
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 3: Sao Đại Hùng được so sánh với cái gì?
A. Gàu tát nước
B. Vó bằng vàng
C. Áng mây vắt ngang
D. Đuốc đèn soi cá
Câu 4: Các vì sao xuất hiện trong bài thơ là?
A. Sao Thần Nông, sao Hôm, sao Mai
B. Sao Thần Nông, sao Hôm, Đại Hùng Tinh
C. Sao Hôm, sao Mai, Đại Hùng Tinh
D. Sao Hôm, sao Kim, sao Mai
Câu 5: Trong bài thơ Ngàn sao làm việc, sao Hôm được so sánh với sự vật nào?
A. Chiếc vó bằng vàng
B. Gàu tát nước
C. Chiếc quạt hồng
D. Đuốc đèn soi cá
Câu 6: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi miêu tả nhóm sao Đại Hùng Tinh?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 7: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?
A. Hối hả
B. Mệt mỏi
C. Phấn khích
D. Thong dong
Câu 8: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian nào?
A. Buổi tối khi mặt trời lặn
B. Buổi sáng khi có bình minh
C. Buổi trưa khi có mưa
D. Buổi đêm khi có ngàn vì sao
Câu 9: Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà và các chòm sao Đại Hùng, Thần Nông là
A. Gàu tát nước
B. Tôm cua bơi lội
C. Vó bằng vàng
D. Áng mây vắt ngang
3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU )
Câu 1: Đề tài sáng tác của Võ Quảng tập trung vào
A. Đề tài cách mạng
B. Đề tài người lính
C. Đề tài trẻ em
D. Đề tài gia đình
Câu 2: Tác phẩm tiêu biểu của Võ Quảng gồm
A. Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Quê nội (1974)
B. Chiếc thuyền ngoài xa (1983), Anh đom đóm (1970), Nắng sớm (1965)
C. Quê nội (1974), Lặng lẽ Sa Pa (1970), Anh đom đóm (1970)
D. Bếp lửa (1963), Chiếc thuyền ngoài xa (1983), Nắng sớm (1965)
=> Giáo án tiết: Văn bản 3- Ngàn sao làm việc