Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 2.3: Văn bản 2 - Gặp lá cơm nếp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.3: Văn bản 2 - Gặp lá cơm nếp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Tác giả bài thơ “Gặp lá cơm nếp” là ai?
A. Thu Thảo
B. Thanh Thảo
C. Huy Cận
D. Thạch Lam
Câu 2: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” sử dụng vần gì?
A. Vần bằng
B. Vần trắc
C. Vần lưng
D. Vần chân
Câu 3: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” thuộc thể thơ gì?
A. Thể thơ thất ngôn bát cú
B. Thể thơ năm chữ
C. Thể thơ lục bát
D. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4: Xôi thường được thổi trong dịp gì?
A. Để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết
B. Chỉ để ăn
C. Để đãi khách và ăn vào mỗi buổi sáng
D. Để ăn cho hoạt động cả ngày
Câu 5: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con
A. Người mẹ dũng cảm
B. Người mẹ tốt bụng
C. Người mẹ tảo tần
D. Người mẹ già yếu
Câu 6: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước
A. Nhớ thương, yêu và trân trọng
B. Yêu thương, trân quý
C. Thiêng liêng, cao cả
D. Chân thành, giản dị
Câu 7: Hình ảnh người con trong bài thơ
A. Thô tục, lỗ mãng
B. Hiếu thảo, yêu mẹ, yêu quê hương
C. Lớn, trưởng thành
D. Nhỏ bé, nghịch ngợm
Câu 8: Tác giả của bài thơ “Gặp lá cơm nếp” sinh năm bao nhiêu?
A. 1943
B. 1944
C. 1945
D. 1946
Câu 9: Tác giả bài thơ “Gặp lá cơm nếp” quê ở đâu
A. Hà Nội
B. Đà Nẵng
C. Quảng Ngãi
D. Thừa Thiên Huế
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Mọi người thường dùng loại gạo nào để đồ xôi?
A. Gạo tẻ
B. Gạo nếp
C. Gạo lứt
D. Gạp trắng
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ “Gặp lá nếp cơm” là gì?
A. Thể hiện nỗi nhớ của người con đối với mẹ, với món xôi và với Tổ Quốc.
B. Hướng dẫn cách đồ xôi nếp.
C. Thể hiện tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
D. Thể hiện sự mong ngóng muốn trở lại quê hương sau thời gian dài xa quê.
Câu 3: “Lá cơm nếp” xuất hiện trong bài thơ có tác dụng gì?
A. Sử dụng để làm đồ gói xôi.
B. Nhắc lại kỉ niệm xưa, là chất xúc tác bùng cháy lên nỗi nhớ.
C. Một vật tượng trưng cho quê hương tác giả.
D. Biểu tượng cho người mẹ tần tảo sớm hôm đồ xôi.
Câu 4: Thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
A. Như một khúc hát ru đi vào lòng người nghe những tình cảm chất chứa đong đầy.
B. Thể hiện sự dằn vặt trong nội tâm tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm xưa.
C. Mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.
D. Mang đến một cảm xúc suy tư cho người nghe, như được đóng vai trực tiếp làm tác giả để cảm nhận nỗi nhớ nhung da diết.
Câu 5: Tác giả bài thơ “Gặp lá cơm nếp” tên khai sinh là gì?
A. Nguyễn Khoa Điềm
B. Hồ Thành Công
C. Lê Hoằng Mưu
D. Nguyễn Văn Ngọc
Câu 6: Tác giả bài thơ “Gặp lá cơm nếp” tốt nghiệp trường đại học nào?
A. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
B. Trường Đại học Hà Nội
C. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội)
D. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Câu 7: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được trích trong tác phẩm nào?
A. Dấu chân qua tràng cỏ
B. Những người đi tới biển
C. Những ngọn sóng mặt trời
D. Từ một đến một trăm
Câu 8: Bố cục bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gồm mấy phần
A. 4 phần
B. 3 phần
C. 2 phần
D. 1 phần
Câu 9: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1977
B. 1978
C. 1979
D. 1980
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của bài thơ là
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 2: Hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ là hình ảnh gì?
A. Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ
B. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ
C. Hình ảnh nhân hóa, so sánh
D. Hình ảnh hoán dụ, nhân hóa
=> Giáo án tiết: Văn bản 2 gặp lá cơm nếp