Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 3.2: Số từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3.2: Số từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào chứa số từ?
A. Con đi trăm núi ngàn khe, chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
B. Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào lũ lụt được bốn mươi bộ quần áo
C. Tất cả các em học sinh khi đến trường đều ohair mặc đồng phục theo quy định
D. Từng trang vở đều gợi lại những ký ức đẹp đẽ của thời học sinh
Câu 2: Xác định số từ trong đoạn thơ sau:
“Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa hai là tù binh
Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy
Trên đầu bay, thác lửa hờn căm!
Trông: bốn mặt, lũy hầm sập đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng…”
A. Một đường, mồng bảy
B. Một, hai, năm, bảy, bốn
C. Chúng bay, tù binh
D. Tướng quân, thác lửa
Câu 3: Trong câu sau đây: “Nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống”
Các từ “Nhất, nhì, tam, tứ” là số từ chỉ cái gì?
A. Số lượng
B. Thứ tự
C. Số đếm
D. Số la mã
Câu 4: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong câu sau:
“Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi”
A. Nghe nói
B. Về đây
C. Rồi đi
D. Một hai
Câu 5: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào chỉ số đếm?
A. Những, các,…
B. Dăm ba, năm bảy, một vài,…
C. Hai, bốn, sáu, tám
D. Thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,..
Câu 6: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào là số từ chỉ số thứ tự?
A. Dăm ba, năm bảy, một vài,..
B. Thứ nhất, thứ hai, thứ ba,..
C. Những, các,..
D. Một, ba, năm, bảy,..
Câu 7: Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì?
A. Danh từ chỉ sự vật
B. Lượng từ
C. Số từ
D. Danh từ chỉ đơn vị
Câu 8: Đọc đoạn văn: "Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng". Trong đoạn văn trên có mấy số từ?
A. Bảy
B. Sáu
C. Bốn
D. Năm
Câu 9: Cấu trúc nào trong các cấu trúc sau đây là cấu trúc có số từ chỉ số đếm xuất hiện ở vị trí đúng?
A. Danh từ - Danh từ chỉ đơn vị - Số từ
B. Số từ - Danh từ - Danh từ chỉ đơn vị
C. Số từ - Danh từ chỉ đơn vị - Danh từ
D. Danh từ chỉ đơn vị - Số từ - Danh từ
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Điểm giống nhau về nghĩa giữa hai lượng từ "từng" và "mỗi" là gì?
A. Tách ra từng sự vật, cá thể.
B. Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác.
C. Biểu thị số lượng ít ỏi.
D. Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.
Câu 2: Đọc câu thơ: "Rồi Bác đi dém chăn - [...] người [...] người một." và câu thơ: "[...] giọt long lanh rơi - Tôi đưa tay hứng về."
Từ nào có thể điền vào chỗ trống [...] trong các câu thơ trên?
A. Mỗi
B. Nhiều
C. Mấy
D. Từng
Câu 3: Trong đoạn văn sau đây có bao nhiêu số từ chỉ số đếm?
"-Thử hỏi ai xứng đáng kéo xe, phò giá, phục vụ các đức ông? Ai xông pha trận mạc, vượt hàng trăm dặm? Các người chỉ quanh quẩn xó bếp, góc vườn, làm sao mà hiểu được ngựa, một kẻ mà chí hướng để ở phương xa"
(Theo Lục súc tranh công)
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 4: Số từ là gì?
A. Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
B. Là những từ chỉ số lượng
C. Là những từ chỉ hành động
D. Là những từ chỉ cảm xúc
Câu 5: Khi biểu thị số lượng của sự vật thì số từ đứng ở đâu?
A. Trước danh từ
B. Trước động từ
C. Trước tính từ
D. Sau danh từ
Câu 6: Có mấy loại số từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Từ “đôi” trong câu nào không phải số từ?
A. Đôi mắt bà tôi đã đùng đục
B. Bạn ấy có đôi tay thật khéo léo
C. Hai người ấy gắn bó thân thiết với nhau như đũa có đôi
D. Nhà tôi có đôi chim bồ câu rất đẹp
Câu 8: Xác định số từ có trong câu sau:
“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
A. Sao vàng
B. Chợp mắt
C. Canh
D. Bốn, năm
Câu 9: Số từ trong câu sau là gì?
“Một cô bé đang chạy đuổi theo chiếc xe buýt”
A. Một
B. Cô bé
C. Đang chạy
D. Chiếc xe
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Xác định số từ trong câu sau “Chiếc kiềng có ba chân”
A. Chiếc
B. Kiềng
C. Ba
D. Chân
Câu 2: Sự nhầm lẫn giữa số từ và lượng từ vì
A. Vì chúng đều chỉ lượng của chỉ sự vật
B. Vì chúng đều là số đếm
C. Vì chúng đều là số thứ tự
D. Vì chúng đều là số la mã
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Thực hành tiếng Việt (1)