Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 2.5: Nghĩa của từ và biện pháp tu từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.5: Nghĩa của từ và biện pháp tu từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Từ bao gồm mấy phần?

A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung

B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức

C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt

D. Không phân chia được

Câu 2: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 3: Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt

D. Là dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ cho sự vật, hiện tượng

Câu 4: So sánh là gì?

A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

B. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương cận, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau

D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau

Câu 5: Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

D. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 6: Nói giảm nói tránh là gì?

A. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

D. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 7: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A. Đều phóng đại hay khoa trường một sự việc

B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà là giảm đi tiêu cực

C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 8: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

A. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.

B. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.

C. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.

D. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế, bộc lộ được tình cảm của chàng trai.

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Hoán dụ

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích

B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 2: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 3: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 4: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

A. Hiểu biết

B. Tri thức

C. Hiểu

D. Nhìn thấy

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

"Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Điệp ngữ

Câu 7: Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh

Câu 8: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?

A. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

B. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

D. Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

“Sương chùng chình qua ngõ”

(“Sang thu”, Hữu Thỉnh)

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Điệp ngữ

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Hoán dụ

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Hoán dụ

=> Giáo án tiết: Nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay