Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 2.2: Biện pháp tu từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.2: Biện pháp tu từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Thế nào là ẩn dụ?
A. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
B. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
C. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.
D. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.
Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.
Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 5: Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
D. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
Câu 6: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
A. Đều phóng đại hay khoa trường một sự việc
B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà là giảm đi tiêu cực
C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Câu 7: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
A. Hai mươi năm
B. Không về
C. Một mình
D. Núi cũ
Câu 8: So sánh là gì?
A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
B. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
C. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau
Câu 9: Nội dung câu: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” là gì?
A. Khen ngợi trẻ em biết ăn, biết chơi
B. Trẻ em là những người nhỏ bé, yếu đuối cần được bảo vệ chăm sóc
C. Trẻ em cần được tạo điều kiện ăn, chơi, học tập
D. Cả B và C
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói giảm
Câu 2: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?
A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống
B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống
D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.
Câu 3: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.
A. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.
B. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.
C. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.
D. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế, bộc lộ được tình cảm của chàng trai.
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Biện pháp so sánh trong câu “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có tác dụng gì?
A. Người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông sóng nước
B. Khiến câu văn trở nên sinh động hơn, người đọc dễ tưởng tượng ra khung cảnh tự nhiên
C. Giúp nhà văn thêm gần gũi với độc giả
D. Câu văn trở nên giàu hình tượng hơn.
Câu 2: Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa
B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)