Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 2.4: Văn bản 3 - Trở gió

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.4: Văn bản 3 - Trở gió. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tác giả của văn bản “Trở gió” là ai?

A. Nguyễn Xuân Sáng

B. Đoàn Giỏi

C. Huy Cận

D. Nguyễn Ngọc Tư

Câu 2: Gió chướng là tên gọi khác của gió gì?

A. Gió địa phương

B. Gió Tây ôn đới

C. Gió Mậu Dịch

D. Gió mùa

Câu 3: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm bao nhiêu?

A. 1974

B. 1975

C. 1976

D. 1977

Câu 4: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp?

A. Trí thức

B. Nông dân

C. Địa chủ

D. Nô lệ

Câu 5: Đâu là quê quán của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

A. Xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

B. Xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

C. Xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

D. Xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Câu 6: Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn, thành viên Hội?

A. Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

B. Hội Nhà văn Việt Nam

C. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam

D. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam

Câu 7: Nguyễn Ngọc Tư thường viết về đề tài gì?

A. Viết về tình bạn ở đồng quê

B. Viết về xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa

C. Viết về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số

D. Viết về sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người

Câu 8: Bố cục của bài “Trở gió” gồm mấy phần

A. 4 phần

B. 3 phần

C. 2 phần

D. 1 phần

Câu 9: Phương thức biểu đạt của bài văn “Trở gió”

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Miêu tả

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Lí do vì sao nhân vật “tôi” luôn mong ngóng chờ đợi gió chướng về?

A. Gió mang theo mưa về khiến không khí mát mẻ hơn.

B. Gió về khiến quần áo nhanh khô hơn.

C. Gió về cũng là mùa thu hoạch.

D. Gió mang theo nỗi nhớ phương xa.

Câu 2: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

A. Âm thanh từng giọt tinh tang, thoảng và e dè.

B. Tan mau như sương.

C. Lộn xộn, ngổn ngang.

D. Hừng hực, dạt dào.

Câu 3: Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

A. Tiếng chim ríu rít trong những ngọn cây đi tìm trái chín.

B. Đàn chim lũ lượt từ đằng xa kéo về.

C. Tiếng gió mang theo mùi hương hoa cỏ lan rộng ra khắp vùng.

D. Đó là lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa.

Câu 4: Bài văn “Trở gió” thuộc thể loại nào?

A. Tạp bút

B. Tự Sự

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 5: Thời gian có gió chướng là?

A. Từ tháng 7 đến Tết

B. Từ tháng 8 đến Tết

C. Từ tháng 9 đến Tết

D. Từ tháng 10 đến Tết

Câu 6: Khi mùa gió chướng đến mang theo những cái gi?

A. Âm thanh báo hiệu

B. Cơn gió mạnh

C. Cơn bão

D. Bụi, cát

Câu 7: Đặc điểm của gió chướng là?

A. Nỗi nhớ người ở xa

B. Tết đến xuân về

C. Khiến cho quần áo dễ khô

D. Không khí rộn ràng, báo hiệu kết thúc một năm, vào một mua gặt,…

Câu 8: Tâm trạng của tác giả khi gió chướng chưa về?

A. Lo lắng, hồi hộp

B. Háo hức, trông chờ, mong ngóng

C. Buồn bã, sợ hãi, hy vọng

D. Vui vẻ, ngạc nhiên, hy vọng

Câu 9: Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” là bởi khi gió chướng về

A. Là lúc lúa vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa

B. Là lúc mùa lạnh tràn về

C. Là lúc được sắm quần áo mới

D. Là lúc cơn bão về

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Cái gì thường trực ở nhân vật tôi?

A. Nỗi nhớ gia đình

B. Nỗi nhớ quê hương

C. Nỗi nhớ về những đồng đội

D. Nỗi nhớ về những kỉ niệm thời quá khứ

Câu 2: Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của

A. Cảnh vật dịp cuối năm, thay đổi trong tình cảm và cách nghĩ của con người

B. Mục tiêu chưa đạt được

C. Những người bạn

D. Những điều không may

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay