Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 3.3: Văn bản 2 - Người thầy đầu tiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3.3: Văn bản 2 - Người thầy đầu tiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Người kể chuyện ở đây là ai?
A. A-tư-nai
B. Thầy Đuy-sen
C. Bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va
D. Người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai
Câu 2: Đâu là năm sinh năm mất của tác giả Ai-tơ-ma-tốp?
A. 1928-2007
B. 1928-2008
C. 1927-2008
D. 1926-2008
Câu 3: Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người
A. Cư-rơ-gư-dơ-xtan
B. Pháp
C. Mĩ
D. Anh
Câu 4: Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về?
A. Tâm hồn khát khao tự do và tình yêu của nhân dân Nga
B. Những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa
C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người
D. Cuộc sống khắc nghiệt mà cũng giàu chất thơ
Câu 5: Hoạt động văn học của Ai-tơ-ma-tốp bắt đầu từ năm bao nhiêu?
A. 1951
B. 1952
C. 1953
D. 1954
Câu 6: Đâu không phải là tác phẩm của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp?
A. Cây phong non trùm khăn đỏ
B. Người thầy đầu tiên
C. Chiếc lá cuối cùng
D. Con tàu trắng
Câu 7: Ngoài được biết đến là nhà văn, Ai-tơ-ma-tốp còn làm công việc nào?
A. Phóng viên
B. Luật sư
C. Doanh nhân
D. Bác sĩ
Câu 8: Ai-tơ-ma-tốp thường viết về đề tài nào?
A. Tình yêu
B. Tình bạn
C. Thái độ sống
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1961
B. 1962
C. 1963
D. 1964
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?
A. Về việc vẽ tranh sẽ chẳng ra gì hết
B. Về việc lá thư sẽ không đến được tay người nhận
C. Về việc mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn mùa đông năm ngoái
D. Về việc dòng nước chảy ở suối sẽ đóng bang vào mùa đông
Câu 2: Hoàn cảnh sống của A-tư-nai hiện lên như thế nào?
A. Khá đầy đủ.
B. Vất vả, thiếu thốn về mọi mặt
C. Nghèo về vật chất nhưng đầy đủ về tình cảm
D. A-tư-nai chẳng quan tâm đến điều gì trên đời này nữa
Câu 3: Đâu không phải tính cách của thầy Đuy-sen?
A. Có tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành
B. Yêu mến trẻ nhỏ, mong cho các em được học hành đến nơi đến chốn
C. Kiên trì, chịu khó
D. Bàng quan, không quan tâm đến mọi việc.
Câu 4: Việc đổi ngôi kể qua từng đoạn văn có tác dụng gì?
A. Giúp câu chuyện đỡ nhàm chán
B. Tác giả muốn đan xen người kể
C. Giúp câu chuyện đa dạng điểm nhìn, có tính đa thanh
D. Khiến câu chuyện thú vị hơn
Câu 5: Truyện “Người thầy đầu tiên” lấy bối cảnh như thế nào?
A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na
C. Bối cảnh khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ
D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
Câu 6: Truyện “Người thầy đầu tiên” thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Truyện dài
D. Thơ
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của truyện “Người thầy đầu tiên” là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 8: Truyện “Người thầy đầu tiên” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể linh hoạt
Câu 9: Hoàn cảnh sống của An-tư-nai như thế nào?
A. Con nhà quý tộc
B. Trẻ mồ côi, cuốc sống thiếu thốn, không được chăm sóc
C. Cuộc sống đầy đủ
D. Được chăm sóc yêu thương
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Tình cảm mà An-tư-nai và tất cả các học sinh dành cho thầy Đuy-sen là tình cảm?
A. Thương hại
B. Kính sợ
C. Yêu mến
D. Ghét bỏ
Câu 2: An-tư-nai từng ước thầy An-tư-nai là?
A. Anh ruột
B. Em ruột
C. Bố
D. Bạn thân
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp)