Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 1.4: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1.4: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Thành phần chính của câu là gì?

A. Là thành phần không bắt buộc

B. Là thành phần bắt buộc

C. Là thành phần vô cùng ít trong câu

D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 2: Khái niệm chính xác nhất về cụm từ?

A. Là đơn vị cú pháp lớn nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành

B. Là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành

C. Là yếu tố được tạo thành từ một tiếng

D. Là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

Câu 3: Cụm từ là những tổ hợp gồm bao nhiêu từ trở lên

A. 4 từ

B. 3 từ

C. 2 từ

D. 1 từ

Câu 4: Có bao nhiêu loại cụm từ

A. 5 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Câu 5: Đâu là hai loại cụm từ

A. Tự do – cố định

B. Trực tiếp – gián tiếp

C. Đẳng lập – chính phụ

D. Tự do – định danh

Câu 6: Trong câu sau, cụm C-V làm thành phần nào trong câu?

Gió mùa tràn về làm cho nhiệt độ giảm mạnh.

A. bổ ngữ

B. trạng ngữ

C. chủ ngữ

D. định ngữ

Câu 7: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó khăn" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Bổ ngữ.

D. Định ngữ.

Câu 8: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Định ngữ.

C. Vị ngữ.

D. Bổ ngữ.

Câu 9: Câu nào là câu có cụm C-V làm thành phần câu ?

A. Vì em học giỏi nên bố mẹ tặng em quyển sách này.

B. Cô giáo đang giảng bài còn các bạn chăm chú lắng nghe.

C. Những hàng cây bắt đầu chuyển lá đang đổ bóng trong một chiều hoàng hôn.

D. Trong giờ kiểm tra, phòng học im phăng phắc.

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Các thành phần nào có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?

A. Mẹ về là một tin vui.

B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

C. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.

D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

Câu 3: “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ.    

B. Vị ngữ.   

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

A. Mẹ về là một tin vui.

B. Mẹ tôi luôn dậy sớm.

C. Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.

D. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Câu 5: “Con thuyền chở gạo đang sang sông.” Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ.    

B. Vị ngữ.   

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 6: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?

Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Nhiều

Câu 7: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Sức sống của dân tộc ta đang độ lớn lên, rất dồi dào" làm thành phần gì trong câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Bổ ngữ.

D. Định ngữ.

Câu 8: Theo em, khái niệm cụm chủ - vị có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?

A. Không

B. Có

Câu 9: Xác định cụm C - V làm phụ ngữ trong câu: "Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen."

A. Cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

B. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm.

C. Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

D. Chúng ta có thể nói rằng.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Cụm C – V được trong câu: “Con được bố tha thứ” làm thành phần gì?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.

D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 2: Không thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần câu nào ?

A. Chủ ngữ

B. Bổ ngữ

C. Hô ngữ

D. Định ngữ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay