Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 2.1: Văn bản 1 - Đồng giao mùa xuân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2.1: Văn bản 1 - Đồng giao mùa xuân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Thể thơ của văn bản “Đồng dao mùa xuân” là

A. Lục bát

B. Tự do

C. Bốn chữ

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2: Tác giả của văn bản “Đồng dao mùa xuân” là ai?
A. Nguyễn Khoa Điềm

B. Nguyễn Ngọc Tư

C. Hồ Xuân Hương

D. Nguyễn Quang Thiều

Câu 3: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1994

B. 1995

C. 1996

D. 1997

Câu 4: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về nội dung gì?

A. Viết về người nông dân của làng quê Việt Nam thời kháng chiến

B. Viết về người lính dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

C. Viết về cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước của tác giả

D. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của tác giả với lãnh tụ Hồ Chí Minh

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Đồng dao mùa xuân” là

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 6: Bố cục bài thơ “Đồng dao mùa xuân” được chia làm mấy phần

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 7: Khổ 1 bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về nội dung gì?

A. Giới thiệu hình ảnh và xuất thân của người lính

B. Giới thiệu về đất nước, con người

C. Giới thiệu về quê hương và làng quê

D. Giới thiệu hình ảnh người mẹ

Câu 8: Bài thơ “Đồng giao mùa xuân” gieo vần gì?

A. Vần tiếp

B. Vần cách

C. Vần lưng

D. Vần trắc

Câu 9: Hình ảnh người lính hiện lên với đặc điểm gì?

A. Hồn nhiên, trong sáng

B. Hiền lành, nhân hậu

C. Anh hùng, sống lí tưởng

D. Tất cả các đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải hình ảnh người lính trong “những năm máu lửa” hiện lên trong văn bản?
A. Chân chất

B. Hồn nhiên

C. Vô tư

D. Hèn nhát

Câu 2: Câu thơ “Anh vẫn một mình/Trường Sơn núi cũ” thể hiện điều gì?

A. Người lính phải làm nhiệm vụ xa một mình.

B. Người lính hi sinh anh dũng tại núi rừng Trường Sơn.

C. Người lính bị bỏ lại khi đang làm nhiệm vụ.

D. Người lính bị lạc đường khi đang làm nhiệm vụ.

Câu 3: Người lính hiện lên như thế nào của lời văn của tác giả?

A. Mộc mạc, chất phác

B. Hèn nhát, yếu đuối

C. Nhanh nhẹn, hoạt bát

D. Giàu lòng vị tha

Câu 4: Đoạn thơ “Anh thành ngọn lửa/Bạn bè mang theo” thể hiện tình cảm của ai dành cho người lính

A. Những người đồng đội

B. Những người nông dân

C. Những người phụ nữ hậu phương

D. Thanh, thiếu niên Việt Nam

Câu 5: Quê quán của Nguyễn Khoa Điềm ở đâu?

A. Hà Nội

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Thừa thiên Huế

D. Đà Nẵng

Câu 6: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì

A. Thời kì kháng chiến chống Tống, cứu nước

B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

C. Thời kì kháng chiến chống Pháp, cứu nước

D. Thời kì kháng chiến chống Thái Lan, cứu nước

Câu 7: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm sinh năm bao nhiêu?

A. 1940

B. 1941

C. 1942

D. 1942

Câu 8: Số tiếng trong một dòng thơ

A. Mỗi dòng thơ có một tiếng

B. Mỗi dòng thơ có hai tiếng

C. Mỗi dòng thơ có ba tiếng

D. Mỗi dòng thơ có bốn tiếng

Câu 9: Nhịp của bài thơ là gì

A. Ngắt nhịp 2/2

B. Ngắt nhip 2/3

C. Ngắt nhịp 3/4

D. Ngắt nhịp 4/3

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh người lính ở lại nơi chiến trường xưa trong tưởng tượng của tác giả

A. Người lính trẻ, đầy nhiệt huyết, đầy tình yêu thương đối với dân tộc

B. Người lính trẻ, dũng cảm, tốt bụng

C. Người lính trẻ, yêu thương mọi người

D. Người lính trẻ, tốt bụng, giúp đỡ nhiều người

Câu 2: Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ

A. Là sự hối hận, nuối tiếc

B. Là sự gắn bó đùm bọc lẫn nhau

C.  Là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè

D.  Là sự sát cánh chiến đấu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay