Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối bài 3.1: Văn bản 1 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3.1: Văn bản 1 - Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Tác giả văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai?
A. Phùng Quán
B. Đoàn Giỏi
C. Nguyễn Ngọc Thuần
D. Tô Hoài
Câu 2: Tác giả văn bản quê ở đâu?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Thái Bình
D. Bình Thuận
Câu 3: Truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được xuất bản năm bao nhiêu?
A. 2003
B. 2004
C. 2005
D. 2006
Câu 4: Người bố hay dấu đồ vật gì để người con trai đi tìm?
A. Quần áo
B. Chiếc kẹo
C. Chiếc kẹp tóc
D. Chiếc cốc
Câu 5: Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm bao nhiêu?
A. 1970
B. 1971
C. 1972
D. 1973
Câu 6: Địa danh nào là quê quán của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần?
A. Bình Định
B. Bình Dương
C. Bình Xuyên
D. Bình Thuận
Câu 7: Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần có đặc điểm như thế nào?
A. Mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ
B. Lách sâu vào mảnh đất hiện thực để mà phê phán, để mà cải tạo
C. Chất thơ hòa quyện với độ hoành tráng của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước
D. Phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh
Câu 8: Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là thành viên của Hội văn học nào?
A. Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
B. Hội Nhà văn Việt Nam
C. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam
D. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
Câu 9: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được chia làm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?
A. Hai bố con và hai chú cháu
B. Hai mẹ con và hai bố con
C. Hai người bạn và hai anh em
D. Hai bà cháu
Câu 2: Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố “Ngửi hoa và đoán tên loại hoa” liên quan đến giác quan nào?
A. Xúc giác
B. Thị giác
C. Khứu giác
D. Thính giác
Câu 3: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được viết theo thể loại gì?
A. Tự sự
B. Tùy bút
C. Truyện ngắn
D. Thơ tự do
Câu 4: Vì sao nhân vật tôi thích gọi tên bạn Tí?
A. Vì tên Tí du dương như một bài hát.
B. Vì nó ngắn gọn, dễ gọi.
C. Vì Tí là bạn thân của nhân vật tôi nên nhân vật tôi thích tên Tí hơn cả.
D. Vì nhân vật tôi thấy tên Tí rất thú vị.
Câu 5: Đâu không phải là tác phẩm của tác giả truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”?
A. Một thiên nằm mộng
B. Trên đồi cao chăm bầy thiên sứ
C. Nhện ảo
D. Con đò bến quê
Câu 6: “Con mắt thần” của nhân vật tôi là bộ phận nào trên cơ thể?
A. Mắt
B. Mũi
C. Tai
D. Tay
Câu 7: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” gửi gắm thông điệp gì?
A. Hãy yêu thương đồng loại
B. Ý nghĩa của các món quà và cách gửi quà, nhận quà
C. Hãy giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau
D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất đi quê hương của mình
Câu 8: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 9: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”, chi tiết ngửi hoa và đoán tên loài hoa là cách cảm nhận bằng giác quan nào?
A. Khứu giác
B. Cảm giác
C. Xúc giác
D. Thị giác
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Để nhận vị trí từ tiếng kêu cứu của Tí, nhân vật “tôi” đã sử dụng giác quan gì?
A. Xúc giác
B. Thị giác
C. Thính giác
D. Khứu giác
Câu 2: Trò chơi về xúc giác tại vườn hoa đã đem đến điều gì cho cậu bé trong văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ”?
A. Cậu bé thấu hiểu hơn về các thành viên trong gia đình mình
B. Cậu bé nhận diện được tất cả các loài hoa của đất nước
C. Cậu trở nên thông minh và hiểu biết hơn
D. Cậu đã thuộc hết khu vườn, có thể nhắm mắt đi trong vườn
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 3: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (trích, Nguyễn Ngọc Thuần)