Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Thể thơ của bài thơ "Gò Me" là gì?

A. Năm chữ

B. Lục bát

C. Tự do

D. Thất ngôn bát cú

Câu 2: Từ "sắc lịch" trong câu thơ "Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò..." có nghĩa gì?

A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.

B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.

C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.

D. nhan sắc và sự thanh lịch.

Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

A. Hào hùng, mạnh mẽ

B. Bâng khuâng, tiếc nuối

C. Trong sáng, thiết tha

D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 4: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Ẩn dụ

Câu 5: Có thể thay thế từ "xao xuyến" trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

A. bồi hồi

B. xôn 

C. nôn nao

D. không từ nào hợp

Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau: Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo.

A. nhân hóa

B. nhân hóa và so sánh

C. so sánh

D. liệt kê

Câu 7: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

A. nhân hóa

B. nhân hóa và so sánh

C. so sánh

D. liệt kê

Câu 8: Trong khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải đã miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào?

A. "lộc" trên vai người cầm súng và rơi ngoài đồng

B. con chim chiền chiện hót vang trời

C. bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 9: Xuất xứ của "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi"?

A. Trích "Trường ca mặt đường khát vọng"

B. Trích tác phẩm "Thơ hay có lời có 1000 bài"

C. Trích tác phẩm "Vết thời gian"

D. Trích tác phẩm Vầng trăng trong xe bò

Câu 10: Bố cục tác phẩm "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi" chia làm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 11: Có thể chia đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" như thế nào?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 12: Thể loại của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Tùy bút

D. Bút kí

Câu 13  Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.

B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.

C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.

D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Câu 14: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau là gì: Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Ẩn dụ

Câu 15: Những sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên lấy cảm hứng từ:

A. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Đà Nẵng. 

B. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Trị. 

C. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế. 

D. ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Ngãi. 

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay