Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu do ai viết?

  1. Vũ Nho.
  2. Chu Văn Sơn.
  3. Hoài Thanh.
  4. Trần Đình Sử.

Câu 2: Ở đoạn đầu tiên của văn bản, tác giả đã nêu ra tên những tác giả nào cũng có những vần thơ về mùa thu?

  1. Xuân Diệu.
  2. Nguyễn Đình Thi.
  3. Nguyễn Du.
  4. Tất cả những tác giả trên.

Câu 3: Mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là hình ảnh gì?

  1. Bầu trời cao, trong xanh.
  2. Hoa cúc vàng rực rỡ.
  3. Hương ổi thơm náo nức.
  4. Làn gió se lạnh.

Câu 4: Từ nào sau đây miêu tả trạng thái của hương ổi?

  1. Phả.
  2. Hương.
  3. Chùng chình.
  4. Thoảng.

Câu 5: Không gian ở khổ thơ thứ hai bài thơ Sang thu có đặc điểm gì?

  1. Không gian thu hẹp lại.
  2. Không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn.
  3. Không gian mở rộng theo chiều cao.
  4. Không gian mở rộng theo chiều sâu.

Câu 6: Theo tác giả, khổ thơ thứ ba của bài thơ Sang thu có tác dụng gì?

  1. Tiếp tục làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của mùa thu để khẳng định tuyệt đối mùa thu đã về.
  2. Không gian thu hẹp về làng quê ngõ xóm.
  3. Tâm trạng con người khi mùa thu sang.
  4. Làm trọn vẹn cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.

Câu 7: Đối tượng nghị luận của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu là gì?

  1. Bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu.
  2. Bài thơ Tiếng thu – Lưu Trọng Lư.
  3. Bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.
  4. Bài thơ Thu điếu - Nguyễn Khuyến.

Câu 8: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu có xuất xứ từ đâu?

  1. Cuốn Đi giữa miền thơ – Vũ Nho.
  2. Cuốn Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân.
  3. Cuốn Phê bình văn học thế kỉ XX - Thụy Khuê.
  4. Cuốn Phê bình văn học Việt Nam hiện đại - Trịnh Bá Đĩnh.

Câu 9: Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Sang thu, tác giả miêu tả những dấu hiệu nào của mùa thu?

  1. Sương.
  2. Hương ổi.
  3. Gió se.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Tác giả Vũ Nho đã nhận xét như thế nào về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh?

  1. Mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh tiêu biểu, đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ.
  2. Hữu Thỉnh làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
  3. Hữu Thỉnh đã cảm nhận mùa thu rất khác.
  4. Hữu Thỉnh đã góp phần làm phong phú cho kho tàng thơ ca Việt Nam về mùa thu.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  1. Tự sự.
  2. Nghị luận.
  3. Thuyết minh.
  4. Biểu cảm.

Câu 2: Cách mở đầu bài thơ về chủ đề mùa thu của Hữu Thỉnh so với các nhà thơ khác có gì khác nhau?

  1. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những cảm nhận sâu sắc, tinh tế về đời người.
  2. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những âm thanh đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ.
  3. Hữu Thỉnh không bắt đầu mùa thu của mình bằng những nét đặc trưng của trời mây mùa thu hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà bắt đầu bằng hương ổi.
  4. Không có gì khác.

Câu 3: Chữ “phả” gợi ra hương ổi như thế nào?

  1. Hương thơm thoang thoảng khiến nhà thơ bất ngờ, sững sờ.
  2. Hương thơm không có sự chuyển động mà chỉ thơm một khoảng nhất định.
  3. Hương thơm nồng, báo hiệu mùa thu đã về từ lâu.
  4. Hương thơm như sánh lại, lan tỏa khắp vũ trụ.

Câu 4: Ở khổ thơ đầu tiên bài thơ Sang thu, nhà thơ đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu?

  1. Khứu giác.
  2. Thị giác.
  3. Xúc giác.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu thơ “Hình như thu đã về” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ Hữu Thỉnh?

  1. Bất ngờ, nghi hoặc, chưa dám chắc chắn mùa thu đã về.
  2. Bất ngờ, khẳng định một phần rằng mùa thu đã về.
  3. Vui mừng, sung sướng trong thời khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu.
  4. Chìm trong suy ngẫm về thiên nhiên, về cuộc đời.

Câu 6: Trong câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Đối lập.
  4. Liệt kê.

Câu 7: Câu thơ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” cho biết thiên nhiên đang ở thời điểm nào?

  1. Cuối thu.
  2. Chuyển giao mùa hạ sang mùa thu.
  3. Đầu hạ.
  4. Giữa thu.

Câu 8: Tác giả Vũ Nho đã ví bài thơ với hình ảnh gì?

  1. Sự sống.
  2. Ánh sáng.
  3. Con người.
  4. Cây thơ.

Câu 9: Khác với hai khổ thơ đầu tiên là các hình ảnh được cảm nhận bằng các giác gian thì ở khổ thơ thứ 3, nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng gì?

  1. Kinh nghiệm, suy ngẫm.
  2. Sự quan sát tinh tế.
  3. Kí ức.
  4. Tình cảm.

Câu 10: Câu văn “Phải chăng cái đứng tuổi của cây là một cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người?” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa, ẩn dụ.
  2. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.
  3. So sánh, câu hỏi tu từ.
  4. So sánh, hoán dụ.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn sau là câu nào?

Trong khổ thơ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà mùa thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

  1. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà mùa thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:
  2. Không có câu chủ đề.
  3. Trong khổ thơ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước.
  4. Cả đoạn là câu chủ đề.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 Đọc 2: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay