Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Thực hành tiếng việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Nghĩa tường minh của câu là:
- Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
- Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
- Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
- Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
Câu 2: Nghĩa hàm ẩn của câu là:
- Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
- Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
- Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
- Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây.
- Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây.
- Ăn quả xong nhớ đem hột đi trồng cây.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
- Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó
- Muốn hưởng thụ thành quả thì phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào người khác.
- Nếu một người đưa bạn đến với thành công thì bạn phải có trách nhiệm chia tiền cho họ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:
- Diễn tả những nội dung tế nhị
- Tăng hiệu quả giao tiếp
- Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
- Cả A và B.
Câu 6: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chủ ấy nể tôi lắm.” (Lưu Quang Vũ).
- Tôi không lo sợ gì cả, tôi có thể làm mọi thứ mà tôi muốn.
- Chú em rể tôi sẽ lên chức Chủ tịch huyện.
- Chủ tịch huyện phải sợ tôi.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế?” (Nê-xin).
- Hỏi nhân vật “tôi” về người làm cái đơn mua kính đó.
- Có ý chửi người cho nhân vật “tôi” cái đơn mua kính
- Ý nói nhân vật “tôi” ngu si, không biết gì
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Từ ngữ toàn dân là gì?
- Là từ ngữ được sử dụng trên các kênh VTV.
- Là từ ngữ miền Bắc, từ ngữ thường dùng của người dân thành phố Hà Nội.
- Là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Từ ngữ địa phương là gì?
- Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Là từ ngữ thường dùng của người dân miền Trung, miền Nam.
- Là từ chỉ chung cho tiếng dân tộc.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao!” (Nê-xin).
- Câụ cần tìm người giỏi hơn
- Cậu bị bệnh nặng đấy
- Bệnh viện nhà nước tốn tiền lắm
- Cả A và B.
Câu 2: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
- Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
- Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
- Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
- Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay
Câu 3:“Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?
- Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
- Một điều nhịn chín điều lành.
- Một nghề cho chín hơn chín mười nghề.
- Tốt danh hơn lành áo
Câu 4: Đoạn sau được trích từ “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng).
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
Câu nào chứa hàm ý trong đoạn trích trên? Nội dung của hàm ý đó là gì?
- “Vô ăn cơm”. Hàm ý: Không vào ăn thì nhịn.
- “Cơm chín rồi”. Hàm ý: Vào ăn cơm đi, đừng chờ tôi gọi ông bằng ba.
- Cả A và B.
- Không có câu nào.
Câu 5: Đoạn sau được trích từ “Làng” (Kim Lân).
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào...
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
Hàm ý của câu gạch chân là gì?
- Không có hàm ý.
- Ông Hai thích ánh nắng ban trưa.
- Ông Hai thích được ở nhà.
- Ông Hai muốn đánh trống lảng.
Câu 6: Đoạn sau được trích từ “Làng” (Kim Lân).
- Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn...
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
Câu gạch chân có ẩn ý không?
- Có. Bà vợ muốn nói một thứ gì đó vòng vo để xem ý của ông nhà thế nào.
- Có. Bà vợ muốn biết ông nhà có đi ngoại tình hay không.
- Không. Bà vợ chỉ muốn nói chuyện thông thường.
- Cả A và B.
Câu 7: Từ “tía” trong câu “Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!” nghĩa là gì theo ngôn ngữ toàn dân?
- Cha
- Mẹ
- Ông
- Bà
Câu 8:“Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!”
Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.
- Quả
- Nom
- Tấc, thước, phân
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9:“Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!”
Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.
- Khoai sắn
- Tình quê
- Thiệt thà
- Cả A và C.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đoạn sau được trích từ “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
- Anh thanh niên không muốn mọi người rời đi.
- Anh thanh niên muốn than với trời là sao thời gian trôi nhanh vậy.
- Anh thanh niên muốn tỏ tình với cô gái
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Sử dụng câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng. Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
- Vì anh ngại.
- Vì anh sợ chết
- Vì anh không muốn bộc lộ nỗi lòng bấy lâu nay của mình.
- Tất cả các đáp án trên.
-----------Còn tiếp --------