Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Đọc 1: Bồng chanh đỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 1: Bồng chanh đỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

VĂN BẢN 1: BỒNG CHANH ĐỎ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Bồng chanh đỏ được viết theo thể loại nào?

  1. Truyện ngắn.
  2. Truyện dài.
  3. Hài kịch.
  4. Hồi kí.

Câu 2: Tác phẩm Bồng chanh đỏ là do ai sáng tác?

  1. Nguyên Ngọc.
  2. Nguyễn Quang Sáng.
  3. Đỗ Chu.
  4. Nguyễn Khải.

Câu 3: Bồng chanh đỏ kể về nội dung gì?

  1. Kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Hoài với những chú chim bồng chanh đỏ.
  2. Kỉ niệm tuổi thơ của chú bé Hoài và anh trai tên Hiền.
  3. Kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật Hiền với những chú chim bồng chanh đỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Chim bồng chanh đỏ được chú bé Hoài miêu tả như thế nào?

  1. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút.
  2. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.
  3. Dáng vẻ nhỏ bé, lông màu hung hùng vàng, có cái mỏ rất dài.
  4. A, B đúng.

Câu 5: Nhân vật chính của truyện Bồng chanh đỏ là ai?

  1. Chú bé Hoài và anh trai Hiền.
  2. Chú bé Hoài.
  3. Anh trai Hiền.
  4. Đôi chim bồng chanh đỏ.

Câu 6: Câu văn nào sau đây thể hiện sự say mê và có hiểu biết sâu rộng về các loài chim của anh trai Hiền?

  1. Anh Hiền xuýt xoa bảo nó có một bộ lông mĩ miều biết nhường nào.
  2. Các bạn anh vẫn hay gọi đùa anh là nhà sinh vật học tương lai cũng vì thế.
  3. Đi chơi ngoài đường, gặp bất kì chú chim nào bay qua anh cũng có thể nói ngay được tên và cả thói quen sinh hoạt của nó nữa.
  4. Trong cánh rừng bọn anh đóng quân có rất nhiều giống chim lạ, nhưng bồng chanh đỏ thì anh chưa hề gặp.

Câu 7: Chi tiết nào thể hiện niềm say mê và thích thú đối với chim bồng chanh của cậu bé Hoài?

  1. Ngày nào tôi cũng phải ra bờ đầm một lần để được trông thấy bồng chanh thì mới yên tâm.
  2. Phải nói anh là một người mê nuôi chim và sự hiểu biết phong phú của anh về đời sống các loài chim làm cho tôi rất cảm phục.
  3. Hôm nào anh Hiền bận thì tôi rủ bọn bạn của tôi cùng ra cho vui, tưởng như nếu từ nay mà thiếu mất nó thì mình phải nhớ đến sầu não cả người cũng nên.
  4. A, C đúng.

Câu 8: Sau khi bắt được một chú chim bồng chanh, anh trai Hiền đã có hành động gì?

  1. Mang về nuôi.
  2. Đặt nó trở lại tổ.
  3. Rửa sạch bộ lông cho chú chim.
  4. Vuốt ve an ủi chú chim.

Câu 9: Truyện kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất, người kể là chú bé Hoài xưng “tôi”.
  2. Ngôi thứ nhất, người kể là anh trai Hoài xưng “tôi”.
  3. Ngôi thứ hai.
  4. Ngôi thứ ba, người kể là tác giả.

Câu 10: Ngày hôm sau khi cậu bé Hoài ra đồng để nhìn chú chim bồng chanh thì điều gì đã xảy ra?

  1. Nhìn thấy cả nhà chú chim bồng chanh trong tổ.
  2. Gặp lại chú chim bồng chanh hôm qua bắt được.
  3. Không còn thấy chú chim bồng chanh ở đó nữa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn sau đây.

          Con chim ấy thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa. Chao ôi, đã bao nhiêu lần anh em tôi đứng trên bờ đầm ngắm nhìn không mỏi mắt bộ cánh rất đẹp của nó. Đừng bao giờ bạn tưởng nó đang ngủ gật nhé, cứ lim dim mắt và ngồi lì một chỗ như thế đấy, nhưng chỉ cần một hòn sỏi nhỏ rơi xuống nước là lập tức cái đầu tinh khôn của nó liền nghểnh cao lên ngay. Lúc đó, bạn thấy nó láu lỉnh một cách lạ lùng.

  1. Thói quen sinh hoạt của chim bồng chanh đỏ.
  2. Vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ.
  3. Tình cảm của hai anh em với chim bồng chanh đỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

  1. Hồn nhiên, ngây thơ.
  2. Chín chắn, trưởng thành.
  3. Hiền lành, yêu thương các loài chim.
  4. Nhẹ nhàng, trong sáng.

Câu 3: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?

  1. Hai anh em ra xây tổ cho chim bồng chanh.
  2. Hai anh em mang đồ ăn ra cho chim bồng chanh.
  3. Hai anh em ra ngắm nhìn chim bồng chanh cho thỏa thích.
  4. Hai anh em muốn bắt chim bồng chanh về nuôi.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 6:

          Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc. Lúc về đường bao giờ cũng ngắn hơn lúc đi, người ta nói thế mà đúng, chỉ một loáng anh em tôi đã đến cổng làng. Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ. Tôi nghĩ bụng, biết thế này ở nhà mà lăn ra nằm tán dóc với mấy thằng bạn dưới chân một đống rơm nào đó lại hơn. Chuyện lạ đời, thả con bồng chanh đã bắt được ra! Liệu lát nữa kể lại chuyện này chúng nó có tin không? Thế nào cũng có đứa bảo mình là nói điêu cho mà xem. Càng nghĩ tôi càng thấy giận anh Hiền. Ông ấy vẫn có vẻ thanh thản lắm, chẳng bù cho ban nãy, cứ lom khom lom khom, lại còn “xì” cảnh cáo tôi khi tôi trót làm động nữa! Được rồi, đêm mai tôi sẽ có cách, tôi sẽ rủ thêm mấy thằng bạn ra đó, những đứa không làm hỏng việc, mà cũng có thể tôi đi một mình, như thế hành động sẽ mau lẹ hơn!

Câu 4: Câu Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Điệp ngữ.

Câu 5: Ở đoạn này, cậu bé Hoài đã thể hiện cảm xúc gì về việc anh Hiền thả chú chim bồng chanh về tổ?

  1. Buồn rầu.
  2. Giận dỗi.
  3. Đồng tình.
  4. Không hiểu vì sao.

Câu 6: Đoạn trích trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
  2. Tự sự, miêu tả, nghị luận.
  3. Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
  4. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.

Câu 7: Chủ đề của truyện là gì?

  1. Ước muốn làm chủ thiên nhiên của con người.
  2. Mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên.
  3. Tình bạn giữa con người với các loài vật.
  4. Cách ứng xử của con người với các loài vật.

Câu 8: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật?

  1. Hãy để chúng sống ở đúng nơi chúng thuộc về.
  2. Hãy đưa chúng về nhà nuôi theo ý của mình.
  3. Hãy cung cấp cho chúng một môi trường sống đầy đủ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm đến người đọc là gì?

  1. Hãy biết bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
  2. Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.
  3. Hãy hiểu về động vật rồi mới nuôi chúng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện cho em biết chú bé Hoài dành tình cảm như thế nào cho đôi chim bồng chanh?

  1. Yêu mến, muốn đôi chim bồng chanh sống mãi ở làng mình.
  2. Lo lắng cho đôi chim bồng chanh sẽ gặp nguy hiểm, sẽ lại có người muốn bắt chúng khi chúng đến nơi khác làm tổ.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Nhà văn Đỗ Chu thuộc thời kì nào?

  1. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
  2. Thời kì đất nước đổi mới.
  3. Thời kì kháng chiến chống Mỹ.
  4. A, C đúng.

Câu 2: Đâu không phải tác phẩm của nhà văn Đỗ Chu?

  1. Hương cỏ mật.
  2. Chuyện mùa hạ.
  3. Những chân trời của các anh.
  4. Mảnh trăng cuối rừng.

Câu 3: Đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của nhà văn Đỗ Chu là gì?

  1. Làng quê, đạo lí của con người, các phong tục tập quán dân tộc.
  2. Chiến tranh và hòa bình.
  3. Người lính.
  4. Thiên nhiên các vùng quê Việt Nam.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Hành động nào sau đây là làm tổn thương đến các loài động vật?

  1. Cho chúng những đồ ăn phù hợp.
  2. Không đánh đập, ngược đại động vật.
  3. Tuyên truyền về sự cần thiết của việc bảo vệ các loài động vật.
  4. Phá tổ của các loài động vật.

Câu 2: Đối với các loài động vật hoang dã, quý hiếm, chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng?

  1. Không săn bắn bừa bãi.
  2. Không sử dụng chúng cho mục đích giải trí.
  3. Nhà nước cần có những hình phạt nghiêm khắc cho những người làm tổn hại đến động vật hoang dã, quý hiếm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Đọc 1: Bồng chanh đỏ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay