Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 2 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (PHẦN 2)

Câu 1: Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp
  • D.   Song song.

Câu 2: Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lý tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp
  • D.   Song song.

Câu 3: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn dưới đây?

Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lý tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

  • A. Câu thứ nhất
  • B. Câu thứ hai
  • C. Câu thứ ba
  • D. Câu thứ tư

Câu 4: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn dưới đây?

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

A. Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương

B. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung

C. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

D. Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

Câu 5: Đoạn văn dưới đây thuộc kiểu đoạn văn nào?

Bên cạnh thủy triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khí quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão.                 (Theo Lưu Quang Hưng)

  • A.   Diễn dịch.
  • B.   Quy nạp.
  • C.   Tổng phân hợp
  • D.   Song song.

Câu 6: Bài thơ Mưa xuân (II) do ai sáng tác?

  • A. Hàn Mặc Tử.
  • B. Xuân Quỳnh.
  • C. Nguyễn Bính.
  • D. Viễn Phương.

Câu 7: Bài thơ Mưa xuân (II) được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thơ năm chữ.
  • B. Thơ sáu chữ.
  • C. Thơ tự do.
  • D. Thơ bảy chữ.

Câu 8: Bài thơ Mưa xuân (II) có mấy khổ thơ?

  • A. 6 khổ.
  • B. 5 khổ.
  • C. 4 khổ.
  • D. 7 khổ.

Câu 9: Bài thơ Mưa xuân (II) có xuất xứ từ đâu?

  • A. Nguyễn Bính toàn tập, tập 2.
  • B. Nguyễn Bính thơ và đời.
  • C. Nguyễn Bình toàn tập, tập 1.
  • D. Nguyễn Bính – nhà thơ chân quê.

Câu 10: Các nhà khoa học đã thực hiện thực nghiệm gì để tìm ra nguyên nhân một số loài chim di cư bay theo hình chữ V trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim?

  • A. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời.
  • B. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói.
  • C. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói.
  • D. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời.

Câu 11: Trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim, tại sao các loài chim di cư bay theo hình chữ V ?

  • A. Vì đó là đội hình dễ bay nhất.
  • B. Vì đó là đội hình bay nhanh nhất.
  • C. Vì đó là đội hình bay được nhiều con nhất.
  • D. Vì đó là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học.

Câu 12: Trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim, khi bay theo hình chữ V, con chim đầu đàn phải thế nào?

  • A. Phải có sức khỏe và ý chí cao hơn những con chim còn lại.
  • B. Phải có sức khỏe và thân hình to hơn những con chim còn lại.
  • C. Phải có sức khỏe và thân hình nhỏ hơn những con chim còn lại.
  • D. Phải có sức khỏe và trẻ hơn những con chim còn lại.

Câu 13: Ngôn ngữ được dùng trong văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim thuộc lĩnh vực nào?

  • A. Khoa học.
  • B. Văn học.
  • C. Lịch sử.
  • D. Quân sự.

Câu 14: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? gồm mấy đề mục?

  • A. 4 đề mục.
  • B. 3 đề mục.
  • C. 6 đề mục.
  • D. 5 đề mục.

Câu 15: Đối tượng của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

  • A. Sóng thần.
  • B. Động đất.
  • C. Lốc xoáy.
  • D. Hạn hán.

Câu 16: Trong văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, sóng thần trong tiếng Nhật gọi là gì?

  • A. Jishin.
  • B. Tatsumaki.
  • C. Tsunami.
  • D. Kouzui.

Câu 17: Theo văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?, sóng thần là gì?

  • A. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc lớn.
  • B. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.
  • C. Là chuỗi sóng biển chu kì ngắn, lan truyền với vận tốc nhỏ.
  • D. Là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc nhỏ.

Câu 18: Đoạn văn là gì?

  • A. Là đơn vị nhỏ nhất tạo nên câu và văn bản.
  • B. Là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành.
  • C. Là đơn vị cần thiết nhất để tạo nên câu chuyện.
  • D. Là đơn vị không cần thiết trong một văn bản.

Câu 19: Có mấy kiểu đoạn văn thường gặp?

  • A. 3 loại.
  • B. 2 loại.
  • C. 5 loại.
  • D. 4 loại.

Câu 20: Thế nào là đoạn văn quy nạp?

  • A. Là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát nằm ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề.
  • B. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn.
  • C. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn mà mỗi câu triển khai nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn.

Câu 21: Đoạn văn có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn văn là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Đoạn văn diễn dịch.
  • B. Đoạn văn phối hợp.
  • C. Đoạn văn song song.
  • D. Đoạn văn quy nạp

Câu 22: Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? gồm mấy đề mục?

  • A. 4 đề mục.
  • B. 3 đề mục.
  • C. 6 đề mục.
  • D. 5 đề mục.

Câu 23: Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? Nói về đối tượng nào?

  • A. Sóng thần.
  • B. Động đất.
  • C. Lốc xoáy.
  • D. Sao băng.

Câu 24: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, mưa sao băng là hiện tượng gì?

  • A. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.
  • B. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
  • C. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
  • D. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.

Câu 25: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, mỗi trận mưa sao băng thường kéo dài trong bao lâu?

  • A. Vài phút.
  • B. Vài giờ.
  • C. Vài ngày.
  • D. Vài tuần.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay