Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm từ Hán Việt?

  1. Là những từ được mượn từ tiếng Hán.
  2. Là những từ mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 2: Từ ghép Hán Việt được chia làm mấy loại?

  1. 2 loại.
  2. 3 loại.
  3. 4 loại.
  4. 5 loại.

Câu 3: Từ Hán Việt nào sau đây là từ ghép đẳng lập?

  1. Quốc kì.
  2. Đại sự.
  3. Hữu dụng.
  4. Giang sơn.

Câu 4: Tác dụng của việc dùng từ Hán Việt là gì?

  1. Tạo cảm giác trang trọng, tao nhã cho câu văn, câu thơ.
  2. Khiến câu văn, câu thơ mang sắc thái cổ kính.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 5: Để hiểu được nghĩa của từ ghép Hán Việt, ta cần làm gì?

  1. Chiết tự từng yếu tố cấu tạo thành.
  2. Đặt trong ngữ cảnh.
  3. A, B đều sai.
  4. A, B đều đúng.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu thơ dưới đây có từ Hán Việt nào?

Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa

Bốn ngàn năm chan chứa ân tình.

  1. Đảng, dòng sữa.
  2. Ngàn, ân tình.
  3. Năm, chan chứa.
  4. Ân tình, Đảng.

Câu 2: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ Hán Việt “hoàng đế”?

  1. Nhà vua.
  2. Thái tử.
  3. Chúa.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt có chứa chữ “gia” mang nghĩa là “nhà”?

  1. Gia tộc, gia quy, gia huấn, gia tăng, tham gia, gia giáo.
  2. Gia sự, gia nghiệp, gia chủ, tham gia, quốc gia.
  3. Gia đình, gia sản, gia giáo, gia sự, gia tộc, gia phong.
  4. Gia sản, gia nô, gia nhập, gia công, gia chủ, gia cầm.

Câu 4: Từ Hán Việt nào dưới đây có nghĩa là “yên ổn, không có chiến tranh”?

  1. Yên ổn.
  2. Hòa bình.
  3. Ôn hòa.
  4. Ôn nhu.

Câu 5: Tác dụng của từ Hán Việt trong đoạn thơ sau là gì?

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

  1. Tạo vần nhịp nhàng cho bài thơ.
  2. Thể hiện nỗi nhớ quê hương, đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.
  3. Bộc lộ tâm trạng vui tươi, phấn khởi của tác giả.
  4. Câu thơ thêm sinh động, gợi hình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt đẳng lập?

  1. Sinh tử, quốc gia, hữu ích, gia hương, song hành, độc lập.
  2. Xã hội, y phục, thi nhân, cường quốc, xâm phạm, hòa bình.
  3. Phụ mẫu, huynh đệ, giang sơn, sơn hà, công kích, thiên địa.
  4. Hạnh phúc, an bình, thiên tử, hoàng tử, hoàng thượng, vườn tược.

Câu 2: Từ Hán Việt nào dưới đây không phải từ ghép chính phụ?

  1. Sinh tử.
  2. Ái quốc.
  3. Thủ môn.
  4. Đạo lí.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay