Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 3 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (PHẦN 1)

Câu 1: Thông điệp mà Bức thư của thủ lĩnh da đỏ muốn nhấn mạnh là gì?

  • A. Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
  • B. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
  • C. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
  • D. Hãy khuyên bảo chúng tôi như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. 

 

Câu 2: Trong đoạn trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, tác giả bức thư đã sử dụng kết hợp những biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh, nhân hóa và ẩn dụ.
  • B. So sánh, nhân hóa và hoán dụ.
  • C. So sánh, hoán dụ và ẩn dụ.
  • D. So sánh, nhân hóa và điệp ngữ.

Câu 3: Người da trắng là danh từ thường chỉ người dân:

  • A. Hoa Kì.
  • B. Châu Âu.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Châu Úc.

Câu 4: Từ nào là tính từ dưới đây?

  • A. Tác hại
  • B. Tai hại
  • C. Hiểm họa
  • D. Tai họa

Câu 5: Biện pháp lặp: lặp từ ngữ (mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng, lặp kiểu câu ( ngài phải bảo, ngày phải dạy, ngài phải biết…) nhằm nhấn mạnh sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn do ai sáng tác?

  • A. Nguyễn Du.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Hồ Chí Minh.
  • D. Tố Hữu.

Câu 7: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát.
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt.
  • C. Thất ngôn bát cú.
  • D. Lục bát.

Câu 8: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn được trích từ đâu?

  • A. Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi.
  • B. Ức Trai thi tập - Nguyễn Trãi
  • C. Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi.
  • D. Quân trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi.

Câu 9: Đoạn thơ Bài ca Côn Sơn xuất hiện những hình ảnh nào?

  • A. Suối, đá, thông, trúc.
  • B. Suối, núi, tre, trúc.
  • C. Đá, núi, thông, trúc.
  • D. Đá, núi, chim, tre.

Câu 10: Đọc đoạn đầu tiên của văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI và cho biết mục đích của đoạn văn đó là gì?

  • A. Định nghĩa về lối sống đơn giản.
  • B. Giới thiệu vấn đề nghị luận: lối sống đơn giản đang dần trở thành xu thế của thế kỉ XXI bởi nhiều ích lợi mà nó mang đến.
  • C. Khái quát ý nghĩa của lối sống đơn giản.
  • D. Nêu suy nghĩ của bản thân về lối sống đơn giản.

Câu 11: Mục đích của văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI là gì?

  • A. Cung cấp thông tin cho con người về lối sống đơn giản.
  • B. Nói về lối sống đơn giản của người Nhật.
  • C. Phân tích một số minh chứng để chứng minh lối sống đơn giản đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
  • D. Đưa ra những bàn luận, đánh giá về lối sống đơn giản.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không chính xác về sống đơn giản?

  • A. Sống đơn giản là không hao phí thời gian vào công việc vô bổ.
  • B. Sống đơn giản là sống có ích cho đời.
  • C. Sống đơn giản là sống khổ hạnh, nghèo đói, lẩn tránh cuộc sống thực tế.
  • D. Sống đơn giản là tự lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thật sự cần là gì.

Câu 13: Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI có phương thức biểu đạt chính là gì?

  • A. Biểu cảm.
  • B. Miêu tả.
  • C. Nghị luận.
  • D. Tự sự.

Câu 14: Từ ghép Hán Việt được chia làm mấy loại?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 15: Từ Hán Việt nào sau đây là từ ghép đẳng lập?

  • A. Quốc kỳ.
  • B. Đại sự.
  • C. Hữu dụng.
  • D. Giang sơn.

Câu 16: Câu thơ dưới đây có từ Hán Việt nào?

Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa

Bốn ngàn năm chan chứa ân tình.

  • A. Đảng, dòng sữa.
  • B. Ngàn, ân tình.
  • C. Năm, chan chứa.
  • D. Ân tình, Đảng.

Câu 17: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt có chứa chữ “gia” mang nghĩa là “nhà”?

  • A. Gia tộc, gia quy, gia huấn, gia tăng, tham gia, gia giáo.
  • B. Gia sự, gia nghiệp, gia chủ, tham gia, quốc gia.
  • C. Gia đình, gia sản, gia giáo, gia sự, gia tộc, gia phong.
  • D. Gia sản, gia nô, gia nhập, gia công, gia chủ, gia cầm.

Câu 18: Người viết “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là ai?

  • A. Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  • B. Nhà văn H. Ban-dắc.
  • C. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô.
  • D. Bức thư không đề tên người viết.

Câu 19: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” được gửi tới ai?

  • A. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô.
  • B. Nhà văn Mark Twain.
  • C. Bức thư không đề tên người nhận.
  • D. Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.

Câu 20: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tô viết để phúc đáp cho ý định mua lại đất của người da đỏ của tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  • B. Thủ lĩnh người da đỏ viết để báo cho cả thế giới biết rằng người da đỏ không có ý định bán lại vùng đất này.
  • C. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Tổng thống Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-xơ.
  • D. Thủ lĩnh người da đỏ viết để hỏi thăm tình hình người dân da đỏ sống trên các vùng đất thuộc quyền quản lí của Chính phủ Mĩ.

Câu 21: Theo văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, bộ tộc của Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tô sinh sống ở châu lục nào?

  • A. Châu Phi.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Á.

Câu 22: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

  • A. Tự sự.
  • B. Nghị luận.
  • C. Thuyết minh.
  • D. Biểu cảm.

Câu 23: Chữ “phả” gợi ra hương ổi như thế nào?

  • A. Hương thơm thoang thoảng khiến nhà thơ bất ngờ, sững sờ.
  • B. Hương thơm không có sự chuyển động mà chỉ thơm một khoảng nhất định.
  • C. Hương thơm nồng, báo hiệu mùa thu đã về từ lâu.
  • D. Hương thơm như sánh lại, lan tỏa khắp vũ trụ.

Câu 24: Câu thơ “Hình như thu đã về” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ Hữu Thỉnh?

  • A. Bất ngờ, nghi hoặc, chưa dám chắc chắn mùa thu đã về.
  • B. Bất ngờ, khẳng định một phần rằng mùa thu đã về.
  • C. Vui mừng, sung sướng trong thời khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu.
  • D. Chìm trong suy ngẫm về thiên nhiên, về cuộc đời.

Câu 25: Trong câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Đối lập.
  • D. Liệt kê.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay