Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 4 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (PHẦN 1)

Câu 1: Câu “dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?

  • A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông
  • B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích
  • C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung
  • D. Nói tới việc trên xe cát biển Đông có rất nhiều con dã tràng

 

Câu 2: Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

  • A. Thông báo về việc cơm đang sôi
  • B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão
  • C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm
  • D. Thông báo về việc cơm nhão

Câu 3: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

  • A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó
  • B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão
  • C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn
  • D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Câu 4: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

  • A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 5: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 

Câu 6: Ai được gọi là “bác sĩ cười” trong văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì??

  • A. Burdick
  • B. Maguire
  • C. Lingard
  • D. Fred

Câu 7: “Một trái tim vui cũng như một phương thức tốt”. Đây là một câu:

  • A. Ca dao
  • B. Tục ngữ
  • C. Thơ
  • D. Ngạn ngữ

Câu 8: Luận điểm của đoạn thứ nhất của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì?  là gì?

  • A. Tác dụng của tiếng cười trong nghiên cứu vật lí
  • B. Tác dụng của tiếng cười về mặt y học, giải phẫu
  • C. Tác dụng tinh thần của tiếng cười.
  • D. Tác dụng của tiếng cười trong tâm lý học.

Câu 9: Luận điểm của đoạn thứ hai của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì?  là gì?

  • A. Các nghiên cứu về tiếng cười
  • B. Tiếng cười là một hình thức chữa lành.
  • C. Yếu tố làm nên tiếng cười
  • D. Nguyên nhân gây ra tiếng cười thông qua việc đọc các truyện cười

Câu 10: Ai là tác giả của văn bản “Văn hay”?

  • A. Tác giả dân gian
  • B. Nguyễn Cừ
  • C. Phan Trọng Thưởng
  • D. Hữu Thỉnh.

Câu 11: Lúc đầu và đoạn cuối thầy đồ nghĩ thế nào trong văn bản “Văn hay”?

  • A. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ khen tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ tính làm chuyện khác.
  • B. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ chê tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ chê thật.
  • C. Lúc đầu thầy đồ còn ngu muội nhưng lúc sau đã sáng dạ hẳn ra.
  • D. Lúc đầu thầy đồ thông minh sáng suốt nhưng lúc sau bị ngu muội.

Câu 12: Ông thầy đồ trong truyện Văn hay là kiểu nhân vật nào?

  • A. Cao sang
  • B. Bình dị
  • C. Thông minh
  • D. Kém cỏi

Câu 13: Đề tài của văn bản Văn hay là gì?

  • A. Châm biếm nhận thức yếu kém
  • B. Ca ngợi tài trí
  • C. Cuộc sống hiện đại
  • D. Văn chương thời xưa

Câu 14: Từ “tía” trong câu “Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!” nghĩa là gì theo ngôn ngữ toàn dân?

  • A. Cha
  • B. Mẹ
  • C. Ông
  • D. Bà

Câu 15: “Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!”

Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.

  • A. Quả
  • B. Nom
  • C. Tấc, thước, phân
  • D. Con rắn.

Câu 16: Đoạn sau được trích từ “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

 - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

 - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?

  • A. Anh thanh niên không muốn mọi người rời đi.
  • B. Anh thanh niên muốn than với trời là sao thời gian trôi nhanh vậy.
  • C. Anh thanh niên muốn tỏ tình với cô gái
  • D. Anh thanh niên tiếc nuối vì thời gian trôi nhanh.

Câu 17: Cho đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố):

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

 - Thôi u không ăn, để phần cho con.  Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

 - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa

 - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Hãy nêu nghĩa hàm ẩn của các câu gạch chân.

  • A. Con sẽ bị bán đi cho nhà cụ Nghị.
  • B. Con sẽ thở thành con nuôi cụ Nghị, không phải sống kham khổ nữa.
  • C. Câu đầu: con bị phạt, lần sau phải ăn ở chỗ khác; câu sau: con sẽ được hưởng cuộc sống ấm no.
  • D. Câu đầu: mẹ yêu con nhiều lắm; câu sau: con cũng cần phải yêu mẹ.

Câu 18: Trong truyện “May không đi giày”, ông hà tiện đi gì ra chợ?

  • A. Đi giày
  • B. Đi dép
  • C. Đi chân không
  • D. Đi ủng

Câu 19: Trong truyện “May không đi giày”, khi vấp phải hòn đá, ông hà tiện bị làm sao?

  • A. Ngón chân chảy máu ròng ròng
  • B. Đầu vỡ toác, suýt chết
  • C. Xước da.
  • D. Không bị làm sao.

 

Câu 20: Nhan đề “Vắt cổ chày ra nước”“May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không?

  • A. Có, vì hai nhan đề này đã chỉ ra được chi tiết trọng tâm gây cười trong truyện.
  • B. Có, vì đây là nguyên lí đặt nhan đề trong truyện cười.
  • C. Không, vì nhan đề quá ngắn để thể hiện nội dung của truyện.
  • D. Không, vì nhan đề không có chức năng thể hiện nội dung.

Câu 21: Sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm là gì?

  • A. Tiết kiệm là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn keo kiệt là tiết kiệm thái quá.
  • B. Keo kiệt là tiêu xài, sử dụng ở mức đủ, không gây lãng phí còn tiết kiệm là keo kiệt thái quá.
  • C. Tiết kiệm là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn keo kiệt là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.
  • D. Keo kiệt là ăn tiêu một cách không lãng phí để xây nhà mua xe còn tiết kiệm là ăn tiêu quá ít để nhanh chóng có thể xây nhà mua xe.

Câu 22: Trong truyện “Con rắn vuông”, người chồng lúc đầu nói khoác là mình đi đâu?

  • A. Đi về nhà mẹ đẻ
  • B. Đi vào rừng
  • C. Đi bắt rắn
  • D. Đi săn.

Câu 23: Trong truyện “Con rắn vuông”, người vợ trêu chồng như thế nào?

  • A. Người vợ đòi chồng đưa đi xem con rắn đó.
  • B. Người vợ nói rằng chồng mình ngu ngốc.
  • C. Người vợ phủ nhận những gì mà anh chồng nói.
  • D. Người vợ nói rằng chồng mình thông minh, lanh lợi.

Câu 24: Bối cảnh của truyện “Khoe của” là gì?

  • A. Thời kì cuối nhà Trần
  • B. Thời kì Đổi mới
  • C. Ở một miền quê nghèo thời xưa
  • D. Bối cảnh không rõ ràng.

Câu 25: Bối cảnh của truyện “Con rắn vuông” là gì?

  • A. Ở nhà
  • B. Ở rừng
  • C. Hai vợ chồng bàn chuyện
  • D. Bối cảnh không rõ ràng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay