Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 4 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (PHẦN 2)

Câu 1: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé !
  • C. Mình bận nhiều việc lắm.
  • D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Câu 2: Tìm câu có hàm ý khích lệ động viên cho trường hợp sau:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

  • A. Kệ cậu! Tớ không quan tâm.
  • B. Không sao đâu!
  • C. Do cậu không ôn kĩ đấy!
  • D. Còn những bài kiểm tra lần sau mà.

 

Câu 3: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới. - Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ.
  • B. Ông già đến khám muộn.
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng.
  • D. Ông già bị bác sĩ trách.

Câu 4: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục. - Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. - Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

  • A. Anh nói nữa đi
  • B. Năm phút nữa là mười.
  • C. Còn hai mươi phút thôi
  • D. Chè đã ngấm rồi đấy

 

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì?

  • A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất.
  • B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường.
  • C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nếu ta luôn hướng tới nó thì sẽ có lúc thành sự thật.
  • D. Hi vọng sẽ bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống mà nhiều khi ta chẳng biết trước được.

Câu 6: Ai là tác giả của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì?”?

  • A. Orison Swett Marden
  • B. Sigmund Freud
  • C. William James
  • D. Burrhus Frederic Skinner

Câu 7: Tác giả của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì? là:

  • A. Một nhà thơ nổi tiếng người Anh
  • B. Một chính khách người Pháp
  • C. Một tác giả truyền cảm hứng người Mỹ
  • D. Một nhà tâm lí học có ảnh hưởng lớn người Canada

Câu 8: Văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì? được trích từ:

  • A. Cuộc sống tươi đẹp làm sao
  • B. Nghệ thuật và tiếng cười
  • C. Mười vạn câu hỏi vì sao
  • D. Bắt đầu mỗi ngày bằng nụ cười, ngay cả tăm tối cũng phải tươi rói

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tiếng cười có lợi ích gì? là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 10: Ông thầy đồ trong văn bản “Văn hay” là kiểu nhân vật nào?

  • A. Cao sang
  • B. Bình dị
  • C. Thông minh
  • D. Kém cỏi

Câu 11: Đề tài của văn bản “Văn hay” là gì?

  • A. Châm biếm nhận thức yếu kém
  • B. Ca ngợi tài trí
  • C. Cuộc sống hiện đại
  • D. Văn chương thời xưa

Câu 12: Hãy nhận xét về cốt truyện của văn bản “Văn hay”.

  • A. Đơn giản
  • B. Tương đối
  • C. Phức tạp, đơn tuyến nhân vật
  • D. Phức tạp, đa tuyến nhân vật

Câu 13: Bối cảnh của truyện “Văn hay” là gì?

  • A. Cuộc sống vương giả
  • B. Cuộc sống làng quê
  • C. Gia đình của người thầy đồ xưa
  • D. Không rõ ràng

Câu 14: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?

  • A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
  • B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
  • C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
  • D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

Câu 15: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?

  • A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.
  • B. Một điều nhịn chín điều lành.
  • C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề.
  • D. Tốt danh hơn lành áo

Câu 16: Đoạn sau được trích từ “Làng” (Kim Lân).

Có người hỏi:

 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

 - Hà, nắng gớm, về nào...

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

Hàm ý của câu gạch chân là gì?

  • A. Không có hàm ý.
  • B. Ông Hai thích ánh nắng ban trưa.
  • C. Ông Hai thích được ở nhà.
  • D. Ông Hai muốn đánh trống lảng.

Câu 17: Nghĩa tường minh của câu là:

  • A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
  • B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
  • C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
  • D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu

 

Câu 18: Đâu không phải một lời đối đáp của các nhân vật trong truyện “Con rắn vuông”?

  • A. Một hôm đi chơi về, anh ta bảo với vợ.
  • B. Làm gì có thứ rắn dài như thế?
  • C. Mình không tin à?
  • D. Một trăm thước cũng không có.

Câu 19: Tác giả của truyện “Khoe của” là ai?

  • A. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng
  • B. Trương Chính, Phong Châu
  • C. Người biên soạn sách
  • D. Tác giả dân gian

Câu 20: Truyện “Khoe của” còn được biết đến với cái tên gì?

  • A. Lợn cưới, áo mới
  • B. Khoe khoang
  • C. Tiếu lâm xứ Bắc
  • D. Hai chàng trai

Câu 21: Trong truyện “Khoe của”, khi trả lời câu hỏi của anh đi tìm lợn, nếu không nói thừa thì ta chỉ cần trả lời như thế nào?

  • A. Tôi chỉ biết cái áo của tôi là mới và đẹp thôi.
  • B. Tôi không biết con lợn hình thù như thế nào.
  • C. Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
  • D. Tôi giết con lợn đó rồi.

Câu 22: Tác giả của truyện “Vắt cổ chày ra nước” là ai?

  • A. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng
  • B. Trương Chính, Phong Châu
  • C. Người biên soạn sách
  • D. Tác giả dân gian

Câu 23: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.” Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?

  • A. Tiết kiệm
  • B. Keo kiệt, bủn xỉn
  • C. Biết suy tính cho tương lai
  • D. Phóng khoáng.

Câu 24: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người chủ nhà giao cho người đầy tớ công việc gì?

  • A. Mặc cái khố tải
  • B. Vắt cổ chày để lấy nước
  • C. Về quê có việc
  • D. Uống nước ao

Câu 25: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người đầy tớ nói gì khi người chủ nói “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.”?

  • A. Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!
  • B. Trời nóng vận khố tải thì ngốt lắm.
  • C. Con không thể vận chuyển hàng hoá được.
  • D. Con cảm ơn ông ạ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay