Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 5 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (PHẦN 1)

Câu 1:  Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

  • A. Khuyên bảo
  • B. Ra lệnh
  • C. Yêu cầu
  • D. Nịnh nọt

Câu 2: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

  • A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
  • B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
  • C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
  • D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 3: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

  • A. Yêu cầu
  • B. Khuyên bảo
  • C. Ra lệnh
  • D. Đề nghị

          

Câu 4: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

  • A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.
  • B. ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...
  • C.Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
  • D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...

 

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều/ Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.
  • B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
  • C. Ai làm cho bể kia đầy/ Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
  • D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

          

Câu 6: Ai là tác giả của văn bản “Loại vi trùng quý hiếm”?

  • A. Aziz Nesin
  • B. William Shakespeare
  • C. Vũ Đình Long
  • D. Thư kí báo Tuổi trẻ

Câu 7: Thể loại của văn bản “Loại vi trùng quý hiếm” là gì?

  • A. Hài kịch
  • B. Truyện cười
  • C. Truyện ngụ ngôn
  • D. Truyện nhạt nhẽo

Câu 8: Trong văn bản “Loại vi trùng quý hiếm”, đây là lần thứ mấy giáo sư thấy được loại vi trùng này?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 9: Trong văn bản “Loại vi trùng quý hiếm”, loại vi trùng mà giáo sư tìm được nguy hiểm đến mức nào?

  • A. Không nguy hiểm mà lại còn tốt cho sức khỏe con người
  • B. Khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chữa trị sẽ mù tịt.
  • C. Có thể giết chết người.
  • D. Có thể khiến toàn bộ loài người bị diệt vong.

Câu 10: Trong văn bản “Thuyền trưởng tàu viễn dương”, điểm khác nhau giữa người coi trọng “sĩ diện” với người mắc “bệnh sĩ” là gì?

  • A. Người coi trọng sĩ diện là người luôn giữ mình, không làm những việc sai trái, ảnh hưởng đến thể diện còn người mắc bệnh sĩ thì luôn khoa trương, tỏ ra mình giỏi giang nhưng thực tế thì ngược lại.
  • B. Người coi trọng sĩ diện là người luôn khoa trương, tỏ ra mình giỏi giang nhưng thực tế thì ngược lại còn người mắc bệnh sĩ thì luôn giữ mình, không làm những việc sai trái, ảnh hưởng đến thể diện
  • C. Người coi trọng sĩ diện luôn để tâm tới vẻ bề ngoài của bản thân còn người mắc bệnh sĩ luôn chú trọng tâm hồn, bản chất.
  • D. Người coi trọng sĩ diện luôn chú trọng tâm hồn, bản chất còn người mắc bệnh sĩ luôn để tâm tới vẻ bề ngoài của bản thân.

Câu 11: Trong văn bản “Thuyền trưởng tàu viễn dương”, xung đột trong văn bản chủ yếu là mâu thuẫn giữa:

  • A. Cái tốt với cái tốt
  • B. Cái xấu với cái xấu
  • C. Cái tốt với cái xấu
  • D. Cái tự nhiên với cái nhân tạo

Câu 12: Ai là tác giả của văn bản “Thuyền trưởng tàu viễn dương”?

  • A. Học Phi
  • B. Thế Lữ
  • C. Nguyễn Huy Tưởng
  • D. Lưu Quang Vũ

Câu 14: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đều
  • B. Chính
  • C. Đang
  • D. Vì

Câu 15: “Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi”.

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Quên
  • B. Cả
  • C. Sau
  • D. Tôi

Câu 16: “Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đừng
  • B. Được
  • C. Cơ mà
  • D. Con

Câu 17: “A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.”

Đâu là thán từ trong câu trên?

  • A. A
  • B. Nhỉ
  • C. Đây
  • D. Em

 

Câu 18: Ai là tác giả của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?

  • A. Aziz Nesin
  • B. Moliere
  • C. Fundy
  • D. Cervantes

Câu 19: Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” thuộc thể loại gì?

  • A. Hài kịch
  • B. Chính kịch
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện trung cổ

Câu 20: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, các chỗ in nghiêng được gọi là:

  • A. Chỉ dẫn sân khấu
  • B. Lời người kể chuyện
  • C. Suy nghĩ trong lòng nhân vật chính
  • D. Bản chất thực sự của tình huống

Câu 21: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, câu nào dưới đây sử dụng cách nói phóng đại?

  • A. Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Jourdain đến.
  • B. Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
  • C. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài ấy.
  • D. Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Câu 22: Trong văn bản “Cái chúc thư”, câu nào sau đây không đúng?

  • A. Di Lung là ông cụ sắp qua đời.
  • B. Hy Lạc là con ruột của ông Di Lung.
  • C. Lý là người hầu gái của Di Lung
  • D. Khiết là người hầu trai của Hy Lạc.

Câu 23: Ai là tác giả của văn bản “Cái chúc thư”?

  • A. Vũ Đình Long
  • B. Lưu Quang Vũ
  • C. Nguyễn Huy Tưởng
  • D. Học Phi

Câu 24: Văn bản Cái chúc thư được phóng tác từ tác phẩm của tác giả nào?

  • A. William Shakespeare
  • B. Regnard
  • C. Aleksis Kivi
  • D. Văn bản do chính tác giả sáng tác.

Câu 25: Trong văn bản Cái chúc thư, Thận Trọng là:

  • A. Công chứng viên
  • B. Luật sư
  • C. Thư kí
  • D. Em trai Hy Lạc

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay