Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (PHẦN 2)

Câu 1: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán

  • A. Thương thay cũng một kiếp người!
  • B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
  • C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!
  • D. Một người đã khóc vì trót lừa một con chó

Câu 2: Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?

  • A. Tôi rất yêu mẹ của tôi.
  • B. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
  • C. Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.
  • D. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

Câu 3: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ?

  • A. Thế thì con biết làm thế nào được!( Ngô Tất Tố)
  • B. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
  • C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
  • D. ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! ( Tố Hữu)

Câu 4: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?

  • A. Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?
  • B. Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.
  • C. Anh nên đi sớm đi thì hơn.
  • D. Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.

 

Câu 5: Có thể thay câu "Đi đi con!" bằng câu "Đi thôi con" được không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 6: Vị giáo sư trong văn bản Loại vi trùng quý hiếm là người thế nào?

  • A. Có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa
  • B. Có tinh thần thương người.
  • C. Lười biếng
  • D. Chứa lòng trắc ẩn

Câu 7: Khi đến mỗi giường bệnh, giáo sư làm gì?

  • A. Xem xét, hỏi han tình trạng của bệnh nhân.
  • B. Chỉ dừng lại không quá một phút rồi tiếp tục đi.
  • C. Truy tìm loại vi trùng mới
  • D. Bắt tay bệnh nhân

Câu 8: Trong văn bản Loài vi trùng quý hiếm, bệnh nhân mà giáo sư dừng lại để xem xét có vấn đề gì?

  • A. Anh ta không bị làm sao.
  • B. Anh ta bị cận thị.
  • C. Anh ta đau cả hai mắt và nhức đầu liên tục.
  • D. Anh ta bị khuyết tật.

Câu 9: Đoàn tuỳ tùng khi thấy giáo sư không hé môi mà chỉ xì ra một tiếng đã làm gì?

  • A. Đưa gỉ mắt của con bệnh đi phân tích ngay lập tức.
  • B. Hỏi giáo sư có biết là người đó bị bệnh gì không.
  • C. Đứng im chờ phán xét.
  • D. Thay đổi sắc mặt và thái độ rất lo lắng.

Câu 10: Thể loại của văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương là gì?

  • A. Chính kịch
  • B. Hài kịch
  • C. Bi kịch
  • D. Truyện cười

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng trong văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương?

  • A. Ông Toàn Nha là chủ tịch xã Cà Hạ.
  • B. Xoan là con gái ông Toàn Nha.
  • C. Hưng là bạn trai của Nhàn.
  • D. Tiến là thợ lái tàu cùng Hưng.

Câu 12: Trong văn bản Thuyền trưởng tàu viễn dương, Hưng đã giải quyết xung đột với Nhàn như thế nào?

  • A. Nói lên nỗi lòng và tình yêu sâu đậm của mình với Nhàn.
  • B. Tìm cách lảng tránh vấn đề bằng cách hướng sự quan tâm của mọi người tới nơi xảy ra hoả hoạn.
  • C. Chỉ cho Nhàn thấy những gì mình khoác lác là có giá trị và giúp ích cho mọi người chứ không phải vì danh hão.
  • D. Hưng tâm sự với Nhàn về vấn đề cuộc sống.

Câu 13: Điểm hay trong cách xây dựng tình huống trong đoạn kịch này là gì?

  • A. Sử dụng cách nói mỉa mai, châm biếm qua việc chơi chữ.
  • B. Không áp đặt quá nhiều tình huống bất ngờ mà làm hài hoà các tình huống với nhau.
  • C. Liên tục đẩy nhân vật gây tiếng cười vào thế khó.
  • D. Nhân vật thống nhất một biểu cảm khuôn mặt.

Câu 14: “Vâng, bà để mặc em…”

Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  • A. Vâng. Tác dụng: Gọi đáp
  • B. Vâng. Tác dụng: Để xưng danh
  • C. Để. Tác dụng: Cho phép ai chó thực hiện hành động.
  • D. Để mặc. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc đau buồn.

Câu 15: “Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người.”

Từ “cả” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó có tác dụng nhấn mạnh tính chất dày đặc.
  • B. Có. Vì nó quy định tiêu chuẩn của từ miêu tả.
  • C. Không. Vì đây là phụ từ.
  • D. Không. Vì đây chỉ là một yếu tố của từ “dày đặc”, không phải một từ riêng.

Câu 16: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.”

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”.
  • B. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng.
  • C. Không. Vì đây là tính từ.
  • D. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái.

Câu 17: “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”.

Từ “này” trong câu trên có phải là thán từ không?

  • A. Có. Vì nó được dùng để đáp lời.
  • B. Có. Vì nó thể hiện tâm trạng vui tươi của nhân vật chính.
  • C. Không. Vì nó không biểu thị khả năng kết hợp giữa các thành phần câu.
  • D. Không. Vì đây là đại từ.

Câu 18: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”,  khi ông Jourdain thấy hoa bị may ngược thì phó may đã bào chữa điều đó như thế nào?

  • A. Hoa phải may như thế mới tiết kiệm.
  • B. Hoa phải may như thế mới là đúng, hợp với phong cách quý phái.
  • C. Hoa không phải là điểm quan trọng trên chiếc áo.
  • D. Hoa là chi tiết không cần thiết trên chiếc áo.

Câu 19: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, phó may thể hiện như thế nào với ông Jourdain?

  • A. Luôn khiêm tốn, thật thà, thẳng tính, khuyên ngăn người khác làm những điều không đúng.
  • B. Luôn thể hiện ra mình là người yếu kém, nghèo khổ để được ông Jourdain thương.
  • C. Luôn thể hiện ra là mình là thợ giỏi nhất, không ai bằng, những người thợ phụ cũng đều như vậy cả.
  • D. Luôn bình thản, không thể hiện rõ thái độ gì.

Câu 20: Trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”, khi nhìn áo của bác phó may, ông Jourdain phát hiện ra điều gì?

  • A. Áo của bác phó may được may từ chỗ vải còn thừa lần trước mà ông Jourdain đã đưa cho.
  • B. Áo của bác phó may chất lượng hơn của bản thân mình rất nhiều.
  • C. Bác phó may đã lừa dối mình.
  • D. Áo của bác phó may có nhiều chi tiết nổi bật, nhiều màu sắc.

Câu 21: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt đẹp. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”,?

  • A. Mâu thuẫn giữa hiện thực tốt đẹp và bản chất giả dối.
  • B. Mẫu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.
  • C. Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp cao sang của giới quý tộc với những trò lố bịch của ông Jourdain.
  • D. Không có loại mâu thuẫn này.

Câu 22: Đâu là một hành động kịch qua cử chỉ/hành vi của nhân vật Lý trong văn bản Cái chúc thư?

  • A. Đánh khiết
  • B. Vờ khóc
  • C. Ngất đi
  • D. Khóc thảm thiết.

Câu 23: Những chỗ in nghiêng trong văn bản Cái chúc thư là:

  • A. Chỉ dẫn sân khấu
  • B. Bối cảnh vở kịch
  • C. Lời người dẫn chuyện
  • D. Diễn viên trong vở kịch.

Câu 24: Đâu là một hành động kịch qua lời đối thoại của nhân vật Hy Lạc trong văn bản Cái chúc thư?

  • A. Tội nghiệp cho ông, sống sao chết vậy.
  • B. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
  • C. Thằng bợm này nó cho mình một vố khá đấy.
  • D. Còn mấy chữ nữa thôi. Phụ khoản. Tôi để lại cho Lê Văn Khiết…

Câu 25: Xung đột kịch trong văn Cái chúc thư là xung đột giữa:

  • A. Cái cao cả với cái cao cả
  • B. Cái thấp kém với cái thấp kém
  • C. Cái cao cả với cái thấp kém
  • D. Cái tự nhiên với phi tự nhiên

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay