Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 7(P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 7. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HY VỌNG (PHẦN 2)

Câu 1: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài trong tác phẩm Bồng chanh đỏ?

  1. Hồn nhiên, ngây thơ.
  2. Chín chắn, trưởng thành.
  3. Hiền lành, yêu thương các loài chim.
  4. Nhẹ nhàng, trong sáng.

Câu 2: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ trong tác phẩm Bồng chanh đỏ?

  1. Hai anh em ra xây tổ cho chim bồng chanh.
  2. Hai anh em mang đồ ăn ra cho chim bồng chanh.
  3. Hai anh em ra ngắm nhìn chim bồng chanh cho thỏa thích.
  4. Hai anh em muốn bắt chim bồng chanh về nuôi.

Câu 3: Câu Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Điệp ngữ.

Câu 4: Chủ đề của truyện Bồng chanh đỏ là gì?

  1. Ước muốn làm chủ thiên nhiên của con người.
  2. Mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên.
  3. Tình bạn giữa con người với các loài vật.
  4. Cách ứng xử của con người với các loài vật.

Câu 5: Đâu không phải tác phẩm của nhà văn Đỗ Chu?

  1. Hương cỏ mật.
  2. Chuyện mùa hạ.
  3. Những chân trời của các anh.
  4. Mảnh trăng cuối rừng.

Câu 6: Đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của nhà văn Đỗ Chu là gì?

  1. Làng quê, đạo lí của con người, các phong tục tập quán dân tộc.
  2. Chiến tranh và hòa bình.
  3. Người lính.
  4. Thiên nhiên các vùng quê Việt Nam.

Câu 7: Hành động nào sau đây là làm tổn thương đến các loài động vật trong tác phẩm Bồng chanh đỏ?

  1. Cho chúng những đồ ăn phù hợp.
  2. Không đánh đập, ngược đại động vật.
  3. Tuyên truyền về sự cần thiết của việc bảo vệ các loài động vật.
  4. Phá tổ của các loài động vật.

Câu 8: Chi tiết Xi-mông quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện nằm ở phần nào trong truyện ngắn Bố của Xi-mông?

  1. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
  2. Phần nói về cuộc gặp gỡ của Xi-mông với bác Phi-líp.
  3. Phần kể về bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
  4. Phần kể về Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố.

Câu 9: Nhân vật Phi-líp là người như thế nào trong truyện ngắn Bố của Xi-mông?

  1. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông.
  2. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp.
  3. Thích bỡn cợt với Xi-mông.
  4. Chỉ muốn thông qua Xi-mông để tán tỉnh chị Blăng-sốt.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng-sốt khi gặp bác Phi-líp trong truyện ngắn Bố của Xi-mông?

  1. Lạnh lùng, căm ghét Phi-líp.
  2. Bối rối, lạnh lùng.
  3. Chua xót, tê tái.
  4. Quằn quại vì hổ thẹn.

Câu 11: Nội dung tư tưởng nổi bật của truyện Bố của Xi-mông là gì?

  1. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ.
  2. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi.
  3. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
  4. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội.

Câu 12: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua truyện Bố của Xi-mông là gì?

  1. Phê phán sự lầm lỡ của chị Blăng-sốt.
  2. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông.
  3. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông.
  4. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người.

Câu 13: Mẹ của Xi-mông qua truyện Bố của Xi-mông là người phụ nữ như thế nào?

  1. Khổ đau và cam chịu.
  2. Lầm lỡ và hư hỏng.
  3. Nghèo khổ và bất hạnh.
  4. Khổ đau và tự trọng.

Câu 14: Vì sao Xi-mông không có bố trong truyện Bố của Xi-mông?

  1. Bố mẹ đã bỏ nhau.
  2. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú.
  3. Xi-mông là con nuôi của chị Blăng-sốt.
  4. Bố Xi-mông đã mất.

Câu 15: Vì sao Phi-líp lại nhận Xi-mông làm con trong truyện Bố của Xi-mông?

  1. Vì bác đang tìm con nuôi.
  2. Vì bác muốn có con để nương tựa về già.
  3. Vì bác thương Xi-mông.
  4. Vì Xi-mông là cậu bé thông minh.

Câu 16: Điều gì đã ảnh hưởng đến cảm xúc của Mô-pát-xăng để viết nên câu chuyện Bố của Xi-mông?

  1. Do tình cảm từ chính gia đình của mình.
  2. Do một chuyến đi đến vùng đất mới.
  3. Do tình cảnh gia đình quá éo le, khổ cực.
  4. Do kí ức tham gia cuộc chiến tranh Pháp – Phổ những năm 1870.

Câu 17: Tác giả Mô-pát-xăng sinh ra trong một gia đình như thế nào?

  1. Nông dân nghèo.
  2. Quý tộc sa sút.
  3. Buôn bán giàu có.
  4. Nô lệ.

Câu 18: Đâu không phải sáng tác của Mô-pát-xăng?

  1. Viên mỡ bò.
  2. Một cuộc đời.
  3. Núi O-ri-on.
  4. Con chó Bấc.

Câu 19: Nhà văn nào sau đây không phải nhà văn Pháp?

  1. Mô-pát-xăng.
  2. Đô-đê.
  3. Mô-li-e.
  4. Ê-ren-bua.

Câu 20: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi?

  1. Đeo nhạc cho mèo.
  2. Đẽo cày giữa đường.
  3. Ếch ngồi đáy giếng.
  4. Thầy bói xem voi.

Câu 21: Câu thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa có nghĩa là gì?

  1. Chỉ kẻ phản bội.
  2. Phải biết học tập mọi lúc mọi nơi.
  3. Chúng ta phải biết chọn bạn chơi, chọn nơi ở.
  4. Chỉ thái độ qua loa.

Câu 22: Trong bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ nào?

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

  1. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
  2. Bảy nổi ba chìm.
  3. Em vẫn giữ tấm lòng son.
  4. Rắn nát mặc dầu.

Câu 23: Dòng nào sau đây đã giải thích đúng nhất nghĩa của thành ngữ đánh trống bỏ dùi?

  1. Xử lí một cách linh hoạt theo từng tình huống.
  2. Làm việc có trách nhiệm rõ ràng.
  3. Chỉ những con người nói một đằng, làm một nẻo.
  4. Ví thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, xướng ra và hăng hái huy động mọi người làm, nhưng đến giữa chừng thì chính mình lại bỏ dở.

Câu 24: Dòng nào sau đây là những biệt ngữ được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên?

  1. Trúng tủ, xơi trứng ngỗng, chém gió, phao, đội sổ.
  2. Hoàng đế, quả nhân, long nhan, băng hà, long thể.
  3. Bắt mồi, dính, luộc, nặng doa, nhẩu, sôi me.
  4. Chọi, choai, đột vòm, rụng, dạt vòm.

Câu 25: Câu thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do?

  1. Bể cạn non mòn.
  2. Buôn thúng bán bưng.
  3. Cá chậu chim lồng.
  4. Hôi như cú mèo.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay