Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập bài 8 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 8. CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI (PHẦN 1)

Câu 1: Phần 3 của văn bản Chuyến du hành là đoạn nào?

  1. 2 đoạn cuối cùng của văn bản.
  2. Từ Từng câu chữ, từng trang viết… đến …xa xôi quá!
  3. Đoạn cuối cùng của văn bản.
  4. Từ Mỗi ngày mới trong thế giới kì diệu kia… đến hết.

 

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích sau là gì?

          Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay độc giả chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng, cùng sống lại những kỉ niệm tinh khôi, cùng đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ. Một cuốn sáng đáng đọc cho “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

  1. Giới thiệu nội dung khái quát cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  2. Trình bày giá trị của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Trình bày ấn tượng và nêu nhận xét khái quát về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  4. Lời khuyến khích mọi người tìm đọc cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

Câu 3: Nội dung phần 3 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  1. Khẳng định giá trị của cuốn sách.
  2. Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  3. Nêu chủ đề của cuốn sách.
  4. Đưa ra thông điệp của cuốn sách muốn gửi gắm.

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn sa-pô của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  1. Tự sự.
  2. Biểu cảm.
  3. Miêu tả.
  4. Thuyết minh.

Câu 5: Từ ngữ nào sau đây không được dùng để thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ?

  1. Vui sướng.
  2. Bồi hồi.
  3. Nhung nhớ.
  4. Ngỡ ngàng.

Câu 6: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ được viết theo thể loại gì?

  1. Tùy bút.
  2. Hồi kí.
  3. Tiểu thuyết.
  4. Truyện ngắn.

Câu 7: Tác phẩm nào dưới đây không phải của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh?

  1. Cánh đồng bất tận.
  2. Mắt biếc.
  3. Kính vạn hoa.
  4. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Câu 8: Bộ phim Mắt biếc được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên được công chiếu vào năm nào?

  1. 2019.
  2. 2018.
  3. 2020.
  4. 2021.

Câu 9: Văn bản Mẹ vắng nhà thuộc loại văn bản gì?

  1. Văn bản thuyết minh giới thiệu về một cuốn sách.
  2. Văn bản nghị luận về một bộ phim.
  3. Văn bản thuyết minh giới thiệu về một bộ phim.
  4. Văn bản tự sự kể lại một bộ phim.

Câu 10: Bộ phim Mẹ vắng nhà do ai đạo diễn?

  1. Victor Vũ.
  2. Lê Văn Kiệt.
  3. Nguyễn Quang Dũng.
  4. Nguyễn Khánh Dư.

Câu 11: Nguồn cảm hứng của bộ phim Mẹ vắng nhà là từ đâu?

  1. Từ 2 truyện ngắn Người mẹ cầm súngMẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
  2. Từ truyện ngắn Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi.
  3. Từ truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi.
  4. Từ 2 truyện ngắn Mẹ vắng nhà Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

Câu 12: Bối cảnh bộ phim Mẹ vắng nhà là ở đâu?

  1. Vùng quê nghèo khổ Việt Nam.
  2. Vùng sông nước Nam Bộ, nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé cũng phải sống trong cảnh nguy hiểm dưới bom đạn của quân đội Mỹ.
  3. Chiến trường bom đạn nguy hiểm, khốc liệt.
  4. Văn bản không đề cập đến.

Câu 13: Bộ phim Mẹ vắng nhà kể về nội dung gì?

  1. Hành trình chị Út Tịch lên đường làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội.
  2. Cuộc sống khốn khổ người dân vùng sông nước Nam Bộ trong thời kì chiến tranh chống Mỹ.
  3. Hành trình chị Út Tịch lên đường ra tiền tuyến chiến đấu.
  4. Cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.

Câu 14: Theo người viết, hình ảnh cô chị cả được khắc họa như thế nào trong bộ phim Mẹ vắng nhà?

  1. Đảm đang, chu toàn, thay mẹ chăm lo cho các em.
  2. Nhút nhát, chưa thể chăm sóc cho các em thay mẹ.
  3. Ít nói, trầm tĩnh, chín chắn hơn độ tuổi của cô bé.
  4. Hồn nhiên, ngây thơ, yêu thương các em.

Câu 15: Đoạn trích sau đề cập đến phương diện nào của bộ phim?

          Ngoài diễn xuất của diễn viên Ngọc Thu trong vai chị Út Tịch, dàn diễn viên nhí nghiệp dư cũng là linh hồn làm nên thành công của bộ phim Mẹ vắng nhà. Diễn viên nhí Vân Dung, con gái của đạo diễn Long Vân (người thành công sau này với bốn tập phim Biệt động Sài Gòn) để lại ấn tượng mạnh nhất với vai cô chị cả đảm đang, tháo vát thay mẹ quán xuyến gia đình nhưng vẫn bộc lộ sự ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ lên mười. Ba diễn viên nhí Hồng Duyên (vai chị thứ Thanh), Thu Hằng (em gái thứ ba – Anh), Hồng Phương (cu Hiển – em trai áp út) với vẻ ngọng nghịu, dỗi hờn cũng để lại những giây phút vừa xúc động vừa đáng yêu khó quên trên màn ảnh một thời.

  1. Đạo diễn và tài năng của đạo diễn.
  2. Diễn viên và diễn xuất trong phim.
  3. Những cảnh quay ấn tượng và đặc sắc.
  4. Biên kịch bộ phim.

Câu 16: Bộ phim Mẹ vắng nhà ra đời vào năm nào?

  1. 1976.
  2. 1977.
  3. 1978.
  4. 1979.

Câu 17: Các thành phần cảm thán trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.

(Mùa thu tới - Tố Hữu)

  1. Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
  2. Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
  3. Sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
  4. Khích lệ mọi người ra sức dựng xây đất nước.

Câu 18: Thành phần cảm thán trong câu thơ sau biểu thị cảm xúc gì?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  1. Sự nuối tiếc, tuyệt vọng bởi hiện tại bị cầm tù.
  2. Sự đau đớn, lời than thở bởi hiện tại khắc nghiệt.
  3. Sự ngạc nhiên bởi hiện tại quá khác so với quá khứ.
  4. Sự đau buồn, thất vọng, bất lực khi nhớ về quá khứ vàng son.

Câu 19: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và nêu tác dụng của nó.

          Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

  1. Thành phần cảm thán “ôi”, bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn chán khi mãi không tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  2. Thành phần tình thái “ôi”, bộc lộ cảm xúc thất vọng, buồn chán khi mãi không tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  3. Thành phần cảm thán “ôi”, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng khi tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.
  4. Thành phần tình thái “ôi”, bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui sướng khi tìm được cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật của mình sau chuyến đi này.

Câu 20: Xác định thành phần biệt lập trong đoạn sau và cho biết nó là loại thành phần biệt lập nào.

          Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

  1. Thành phần tình thái “chao ôi”, thành phần cảm thán “có thể”.
  2. Thành phần cảm thán “chao ôi”, thành phần tình thái “có thể”.
  3. Thành phần tình thái “chao ôi”, thành phần cảm thán “bỗng chốc”.
  4. Thành phần cảm thán “chao ôi”, thành phần tình thái “bỗng chốc”.

Câu 21: Thành phần tình thái trong đoạn thơ sau có tác dụng gì?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

(Sang thu - Hữu Thỉnh)

  1. Tình yêu của tác giả đối với mùa thu.
  2. Thể hiện mối quan hệ của tác giả với thiên nhiên.
  3. Thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã về.
  4. Thể hiện cảm giác mơ hồ của tác giả khi thiên nhiên chuyển mình.

Câu 22: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

  1. Thành phần phụ chú “những người con ở xa” vì nó nằm giữa hai dấu gạch ngang.
  2. Thành phần gọi đáp “những người con ở xa” vì dựa vào ngữ cảnh.
  3. Thành phần tình thái “những người con ở xa” vì thể hiện sự nhìn nhận của người viết, người nói về đối tượng
  4. Thành phần cảm thán “những người con ở xa” vì nó bộc lộ cảm xúc tiếc thương vô hạn.

Câu 23: Thành phần in đậm trong câu sau có tác dụng gì?

          Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

  1. Thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với sự vật được nói đến.
  2. Làm rõ đối tượng chủ ngữ của câu.
  3. Thể hiện thái độ không chắc chắn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu.
  4. Làm rõ ý nghĩa phần vị ngữ của câu.

Câu 24: Thành phần phụ chú trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

  1. Nói đến những đối tượng được nhắc đến ở câu trước.
  2. Nhấn mạnh trách nhiệm của lớp trẻ.
  3. Giới thiệu cụ thể lớp trẻ là đối tượng nào.
  4. Nhấn mạnh vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước.

Câu 25: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và tác dụng của nó là gì?

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Câu thơ không sử dụng thành phần biệt lập nào.
  2. Thành phần tình thái “đứng thẳng hàng” khẳng định dáng vẻ hiên ngang, cứng cỏi, kiên cường của hàng tre giống như con người Việt Nam.
  3. Thành phần tình thái “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.
  4. Thành phần cảm thán “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay