Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Giáo án bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

  • Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên, cảnh vật; biết cảm thông, chia sẻ; có khát vọng tự do. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Kiều ở lầu Ngưng Bích.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, xem video âm nhạc Trao Duyên – Kis lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du và chia sẻ.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, xem video âm nhạc Trao Duyên – Kis lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du và chia sẻ: Em hãy cho biết nội dung bài hát nhắc đến sự kiện nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và cho biết sự kiện đó thuộc phần nào trong tác phẩm?

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=W_8yy0n5fuU (0:00 – 2:58)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Bài hất lấy cảm hứng từ chi tiết Thúy Kiều muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng để nàng bán mình chuộc cha. Chi tiết này thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” trong “Truyện Kiều”.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Không chỉ là bậc thầy trong tả người, Nguyễn Du còn có biệt tài trong tả cảnh. Khung cảnh ông miêu tả đã đạt đến mực mẫu mực, cổ điển, nói lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Tình và cảnh trở thành hai yếu tố bổ sung làm nên chất riêng cho sáng tác Nguyễn Du. Và tình cảnh ấy đã được ông kết hợp hài hòa để phản ánh tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được sự tài tình trong việc sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thể hiện một cách sâu sắc nội tâm của nhân vật trữ tình.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiến thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về một số đặc điểm của truyện thơ Nôm

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của truyện thơ Nôm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân tham gia trò chơi Ai là triệu phú?

Câu 1: Truyện thơ Nôm được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI – XVII.

B. Thế kỉ XVI – XVIII.

C. Thế kỉ XV – XVII.

D. Thế kỉ XV – XX.

Câu 2: Ở giai đoạn đầu, truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ nào?

A. Đường luật.

B. Lục bát và song thất lục bát.

C. Đường luật và song thất lục bát.

D. Song thất lục bát.

Câu 3: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của truyện thơ Nôm?

A. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất hiện thực, phê phán.

B. Đề tài, chủ đề tập trung vào đạo lý vua tôi, giàu chất chính luận.

C. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất kì ảo, hoang đường.

D. Đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.

Câu 4: Đâu là mô hình cơ bản trong truyện thơ Nôm?

A. Gặp gỡ - đoàn tụ - chia li.

B. Gặp gỡ - chia li – đoàn tụ.

C. Chia li – gặp gỡ - đoàn tụ.

D. Đoàn tụ - chia li – gặp gỡ.

Câu 5: Nhân vật trong truyện thơ Nôm có đặc điểm gì?

A. Những cô gái, chàng trai có nhiều sự thiếu sót, mắc sai lầm sau đó mới trưởng thành và hoàn thiện bản thân.

B. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan.

C. Những cô gái, chàng trai tuy ngoại hình có nhiều khiếm khuyết nhưng tâm hồn thanh cao, trong sáng.

D. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 6: Tác phẩm nào dưới đây không phải truyện thơ Nôm?

A. Truyện Hoa Tiên.

B. Bích Câu kì ngộ.

C. Tống Trân – Cúc Hoa.

D. Đồ trung ký hữu.

Câu 7: Truyện thơ Nôm có những tuyến nhân vật nào?

A. Chính diện và phản diện.

B. Thần tiên và ma quỷ.

C. Con người và ma quỷ.

D. Chỉ có nhân vật chính diện.

Câu 8: Nhân vật phản diện trong truyện thơ Nôm đại diện cho điều gì?

A. Những điều tốt đẹp, công bằng, lẽ phải.

B. Cái kì ảo, siêu nhiên, không có thực.

C. Cái ác, cái xấu xa, bất công.

D. Cái hài hước, hóm hỉnh, gây cười.

Câu 9: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của truyện thơ Nôm?

A. Thể loại vay mượn từ văn học nước ngoài.

B. Từ một thể loại của Trung Hoa mà sáng tạo ra truyện thơ Nôm.

C. Mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường.

D. Là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẩm mỹ độc đáo của nền văn học phong kiến Việt Nam mà không nền văn học nào có được.

Câu 10: Nguồn gốc cốt truyện của truyện thơ Nôm từ đâu?

A. Cốt truyện dân gian.

B. Cốt truyện từ lịch sử.

C. Cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả.

D. Cốt truyện dân gian, văn học viết Trung Quốc hoặc từ chính cuộc đời tác giả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 trình bày kết quả trước lớp.

- HS khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Kiến thức ngữ văn

1. A

2. C

3. D

4. B

5. B

6. D

7. A

8. C

9. D

10. D

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: 

+ GV đọc mẫu một đoạn ngắn, HS lắng nghe.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

+ HS lưu ý một số từ khó trong bài.

+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn bên phải văn bản.

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?

 

Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình.

 

Dự cảm tương lai của Kiều được thể hiện qua hình ảnh nào?

 

 

Trình bày xuất xứ văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần nhấn mạnh vào các điển tích, điển cố và chú ý đến phần giải thích nghĩa các từ khó.

- Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:

Câu hỏi/ 

kĩ năng đọc.

Câu trả lời 

của tôi

Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?

Khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng.

Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình.

Được sử dụng trong tám câu thơ cuối với điệp ngữ “buồn trông”.

Dự cảm tương lai của Kiều được thể hiện qua hình ảnh nào?

“Gió cuốn mặt duềnh” và “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

2. Xuất xứ đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

­Sau khi bị Mã Giám Sinh làm nhục, biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều liều minh tự vẫn. Mụ chủ nhà chứa sợ mất “cả vốn lẫn lời” nên đã vỡ hứa hẹn sẽ gả chồng cho Kiều, rồi đưa nàng ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thực chất là giam lỏng và chuẩn bị thực hiện âm mưu bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.

=> Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở Phần thứ hai: Gia biển và lưu lạc.

 

Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: 

- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản truyện thơ Nôm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại. 

b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích và chuẩn kiến thức GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

 

 

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 

+ Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

+ Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao? 

+ Hoàn thành Phiếu học tập số 1 phân tích nỗi nhớ Thúy Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ.

+ Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

……….

 

 

IV. Đọc hiểu văn bản

1. Bố cục

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm ba phần:

+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều.

+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều.

+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

a. Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

- Cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng: 

+ Theo chiều rộng (bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia).

+ Chiều cao (dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời); không gian cảnh vật rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.

- Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều: “Mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều chỉ có một mình thui thủi. Thời gian cứ trôi đi rồi gặp lại.

=> Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

b. Nỗi nhớ của Thúy Kiều

* Thứ tự của nỗi nhớ:

……..

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay