Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 7: HỒN THƠ MUÔN ĐIỆU
ĐỌC: MƯA XUÂN
(18 câu)
I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)
Câu 1: Số tiếng trong mỗi dòng thơ của bài "Mưa xuân" là:
A. 5 tiếng/dòng.
B. 6 tiếng/dòng.
C. 7 tiếng/dòng.
D. 8 tiếng/dòng.
Câu 2: Nhịp thơ chủ đạo trong bài "Mưa xuân" là:
A. 3/4 B. 4/3 C. 2/5 D. 5/2
Câu 3: Bài thơ "Mưa xuân" sử dụng cách gieo vần như thế nào?
A. Vần bằng. B. Vần trắc. C. Vần chân. D. Vần lưng.
Câu 4: Trong bài thơ "Mưa xuân", dòng thơ "Lòng trẻ còn như cây lụa trắng" có nhịp:
A. 3/4 B. 4/3 C. 2/5 D. 5/2
Câu 5: Hành động của cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" thể hiện điều gì so với quan niệm truyền thống?
A. Sự tuân thủ các quy tắc xã hội.
B. Một quan niệm rất mới mẻ về tình yêu.
C. Sự phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ.
D. Thái độ thụ động trong tình cảm.
Câu 6: Trong xã hội Việt Nam thời xưa, quan niệm nào chi phối tình yêu đôi lứa?
A. Nam nữ bình đẳng trong tình yêu.
B. Phụ nữ được khuyến khích chủ động bày tỏ tình cảm.
C. Tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân và đề cao hôn nhân sắp đặt.
D. Tự do yêu đương là điều được xã hội ủng hộ.
Câu 7: Hình ảnh cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" gợi nhớ đến nhân vật nào trong văn học cổ?
A. Thúy Vân trong Truyện Kiều.
B. Nàng Kiều đi tìm Kim Trọng.
C. Thúy Kiều trong đoạn tả cảnh gia đình.
D. Nàng Xuân trong Cung oán ngâm khúc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Bài thơ "Mưa xuân" được chia thành bao nhiêu phần chính?
A. 2 phần. B. 3 phần. C. 4 phần. D. 5 phần.
Câu 2: Phần nào của bài thơ mô tả tâm trạng của "em" khi xem hội?
A. Khổ thơ 1.
B. Khổ thơ 2 – 5.
C. Khổ thơ 6 – 7.
D. Khổ thơ 8 – 10.
Câu 3: Mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là gì?
A. Vui vẻ, hân hoan trước không khí náo nhiệt của buổi lễ hội.
B. Giận dữ, oán hờn vì câu chuyện tình yêu trắc trở.
C. Ngậm ngùi, thương cảm và trân trọng, ngợi ca tâm hồn trong sáng và tình yêu chân thành của người thiếu nữ.
D. Lãnh đạm, vô cảm trước những sự việc đang diễn ra.
Câu 4: Hình ảnh nào được sử dụng để so sánh với tâm hồn trong sáng của cô gái?
A. Mưa xuân.
B. Cây lụa trắng.
C. Mái hiên nhà.
D. Thôn Đoài.
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng vấn vương, tương tư của cô gái trong câu thơ “Lòng thấy giăng tơ một mối tình”?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Điệp ngữ.
III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Qua lời tự giới thiệu trong khổ thơ 1, em hiểu gì về hoàn cảnh gia đình của nhân vật “em”?
A. Gia đình sống trong nhung lụa, giàu có.
B. Gia đình làm nghề nông, cuộc sống vất vả.
C. Gia đình làm nghề thủ công, cuộc sống giản dị.
D. Gia đình sống ở thành thị, có điều kiện kinh tế khá giả.
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng cô gái khi không thấy người yêu đến hội “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh/Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu 3: Thành ngữ nào được sử dụng để nhấn mạnh thái độ trách móc, hờn giận của cô gái?
A. Chín cơ ngày đêm.
B. Năm tao bảy tuyết.
C. Trăm năm bia đá.
D. Ba chìm bảy nổi.
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối những ngày xuân đẹp đã qua và niềm bang khuân mong mỏi, những hi vọng mơ hồ của cô gái trong hai khổ thơ cuối?
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. Đảo ngữ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cảm xúc chủ đạo của nhà thơ xuyên suốt bài thơ đối với người thiếu nữ là gì?
A. Chỉ trích và phê phán.
B. Thờ ơ và lãnh đạm.
C. Cảm thông, thấu hiểu và yêu mến.
D. Hài hước và mỉa mai.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ “Mưa xuân”?
A. Ngôn ngữ học thuật và phức tạp.
B. Ngôn ngữ tinh tế kết hợp với từ ngữ mộc mạc, chân chất của người thôn quê.
C. Chỉ sử dụng ngôn ngữ bác học.
D. Hoàn toàn tránh sử dụng từ ngữ địa phương.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)