Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Giáo án bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: MƯA XUÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết được đặc điểm của thể thơ bảy chữ (về số tiếng trong mỗi dòng thơ, gieo vần, ngắt nhịp…) thể hiện trong bài thơ Mưa xuân; nhận biết và phân tích được chủ đề, chỉ ra căn cứ để xác định chủ đề.
Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, biện pháp tu từ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo…
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của tình yêu đôi lứa trong không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ xưa.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết được đặc điểm của thể thơ bảy chữ (về số tiếng trong mỗi dòng thơ, gieo vần, ngắt nhịp…) thể hiện trong bài thơ Mưa xuân; nhận biết và phân tích được chủ đề, chỉ ra căn cứ để xác định chủ đề.
Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, biện pháp tu từ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo…
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của tình yêu đôi lứa trong không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ xưa.
3. Phẩm chất
Có tình yêu đối với thơ ca và vẻ đẹp của con người, cuộc sống được thể hiện trong thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share chia sẻ những suy nghĩ của em khi nhắc đến mùa xuân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share: Khi nhắc đến mùa xuân ở Bắc Bộ, em sẽ nghĩ đến điều gì? Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
+ Một số hình ảnh về mùa xuân ở Bắc Bộ:

+ Những câu ca dao, bài thơ về mùa xuân: bài thơ “Thơ tình mùa xuân” – Xuân Diệu (trích).
Mùa xuân về trong tiếng ca chim,
Trên nước xanh sông, trong liễu rèm.
Chưa hái được hoa mang tặng em
Nên một cành thơ em tạm đem.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Mùa xuân là thời điểm của lễ hội sặc sỡ, của những cặp đôi hẹn hò và thề non hẹn biển. Nó cũng là mùa của cảm xúc thơ mộng, sâu lắng trong lòng các nhà thơ. Trái với sắc xuân mãnh liệt trong thơ của Xuân Diệu, mùa xuân trong những bài thơ của Nguyễn Bính lại mang một vẻ đẹp giản dị, yên bình như chính bản tính thanh thản của làng quê Việt Nam, chính như tâm hồn của ông vậy. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Mưa xuân” của Nguyễn Bính nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV đọc mẫu một đoạn ngắn, HS lắng nghe. + GV hướng dẫn cách đọc và mời 2 - 3 HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp. + GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ bên phải văn bản.
+ Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Bính. + Hoàn thành bảng dưới đây về xuất xứ và một số đặc điểm của văn bản “Mưa xuân”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét cách đọc của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV mở rộng: HS nghe bài hát Mưa xuân. https://www.youtube.com/watch?v=fXwozYIfK50 (0:09 – 5:12) - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc - Cách đọc: tốc độ đọc chậm rãi, trôi chảy, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, tốc độ, nhấn giọng…) để thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Câu hỏi trong thẻ chỉ dẫn:
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Nguyễn Bính (1918- 1966) quê ở Nam Định. - Ông là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. - Thơ Nguyễn Bính đằm thắm, thiết tha, gần gũi với ca dao, thể hiện tình yêu đối với làng quê và văn hoá truyền thống của dân tộc. - Tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941)… b. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ tập thơ Lỡ bước sang ngang (1940). - Đề tài: tình yêu/ mùa xuân - Nhân vật trữ tình: nhân vật “em” (người con gái) - Đối tượng trữ tình: chàng trai (người mà nhân vật “em” thầm yêu). |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ, vần, nhịp, mạch cảm xúc… trong bài thơ Mưa xuân.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ Mưa xuân qua các yếu tố tự sự, miêu tả, hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, cảm hứng chủ đạo...
- Hiểu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản thơ, từ đó có được tình yêu đối với thơ ca và cảm nhận được vẻ đẹp của con người ở tuổi thanh xuân.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Mưa xuân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mưa xuân và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm thể thơ, chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản Mưa xuân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau: + Hoàn thiện Phiếu học tập số 1 để xác định đặc điểm thể thơ của bài “Mưa xuân”. + Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Mưa xuân”. Căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | II. Khám phá văn bản 1. Đặc điểm về thể thơ của văn bản Mưa xuân - Đáp án Phiếu học tập số 1. 2. Cảm hứng chủ đạo Trân trọng, ngợi ca tình yêu trong sáng của tuổi trẻ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi; cảm thông với những nỗi buồn vì tình yêu không trọn vẹn. 3. Chủ đề - Chủ đề: khát vọng hạnh phúc, tình yêu trong sáng, mãnh liệt của tuổi trẻ. - Căn cứ để xác định chủ đề: + Nhan để bài thơ: mưa xuân vốn mang đến cho vạn vật sức sống, sự sinh sôi, nảy nở. Trong bài thơ, mưa xuân mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu tuổi trẻ. Tình yêu ấy mang đến cho cuộc đời sức sống, sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. + Các hình ảnh, mạch cảm xúc trong bài thơ: thể hiện tấm lòng cảm thông, thấu hiểu và tình cảm yêu mến, sự trân trọng của nhà thơ dành cho cô gái ngây thơ và tình yêu trong sáng của cô.
| ||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bố cục, mạch cảm xúc của văn bản Mưa xuân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi Think – Pair – Share, thực hiện yêu cầu sau: + Xác định bố cục, chủ thể và mạch cảm xúc của bài thơ. + Hoàn thiện Phiếu học tập số 2: Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý. Sau đó em hãy cho biết lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về cô gái? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. - GV bổ sung: Trong xã hội Việt Nam thời xưa, tình yêu đôi lứa chịu sự chi phối của tư tưởng “nam nữ thụ thụ bất thân”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, đề cao hôn nhân hơn luyến ái nên phụ nữ không được phép chủ động trong tình yêu.
| 2. Bố cục, mạch cảm xúc của văn bản Mưa xuân a. Bố cục Có hai cách chia bố cục như sau: * Cách 1: + Khổ thơ 1: Lời tự giới thiệu của “em”. + Khổ thơ 2 – 5: Tâm trạng của “em” trước khi đi xem hội. + Khổ thơ 6 – 7: Tâm trạng của “em” khi xem hội. + Khổ thơ 8 – 10: Tâm trạng của “em” sau khi tan hội. * Cách 2: - Phần 1 (khổ thơ thứ nhất): lời tự bạch, tương tự màn xưng danh báo tính trong hát Chèo. - Phần 2 (từ khổ 2 đến khổ 8): mùa xuân và câu chuyện hẹn hò của cô gái trẻ đi nghe gánh hát bên thôn Đoài nhưng thực chất là tìm kiếm bóng hình một chàng trai nhưng không thành. - Phần 3 (khổ 9 và khổ 10): xuân vãn và niềm hi vọng ngày đám hát sang năm có thể gặp được chàng trai. b. Chủ thể của bài thơ - Chủ thể lời thơ là cô gái, nhưng được thể hiện qua sự cảm nhận của nhà thơ. - Có thể nói Nguyễn Bính đã nhập vai “em” để bộc lộ nỗi niềm nhân vật. c. Mạch cảm xúc - Bài thơ bộc lộ nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật xoay quanh tình huống một cuộc “hò hẹn”. Cô gái trong sáng, ngây thơ trót tin vào lời hẹn vu vơ (Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn). + Nhen nhóm tưởng tượng về một mối tình (Lòng thấy giăng tơ một mối tình - biểu thị một cách tinh tế những cảm giác ban đầu về tình yêu, đẹp đẽ mà cũng mong manh, dễ tan biến). + Thẹn thùng, xấu hổ (hai má em bừng đỏ - cảm giác thường thấy ở những cô gái mới lớn khi chạm đến chuyện yêu đương). + Băn khoăn, mơ mộng, ước đoán (ngửa bàn tay hứng mưa, đoán Thể nào anh ấy chả sang xem). + Thất vọng (Chờ mãi anh sang anh chẳng sang). + Hờn trách (Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn/ Để cả mùa xuân cũng nhờ nhàng). + Buồn tủi, hơi bẽ bàng (lầm lụi trên đường về, lạnh lùng thêm tủi với canh khuya). + Sau một thời gian, dường như nỗi buồn qua đi, cô lại bắt đầu hi vọng (Bao giờ em mới gặp anh đây?). e. Các sự việc trong bài thơ - Đáp án Phiếu học tập số 2: - Câu chuyện của cô gái: Bài thơ như một câu chuyện nhỏ kể về cô gái chủ động bày tỏ tình cảm thể hiện một quan niệm rất mới mẻ so với quan niệm truyền thống về tình yêu; thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. “Câu chuyện” thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân đạo mới mẻ của nhà thơ. | ||||||||||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
| |||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Phân tích kết cấu song hành và tâm trạng của nhân vật “em” trong Mưa xuân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập ………………. | 3. Kết cấu song hành và tâm trạng của nhân vật “em” trong Mưa xuân a. Kết cấu song hành …………….. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức