Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt (2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Thực hành tiếng Việt (2) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 7: HỒN THƠ MUÔN ĐIỆU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ

(18 câu)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Nghĩa mới của từ "ngôi sao" là gì?

A. Thiên thể sáng trên bầu trời đêm.

B. Người nổi tiếng trong nghệ thuật hoặc thể thao, được khán giả hâm mộ.

C. Hình dạng năm cánh.

D. Vật trang trí.

Câu 2: Từ "chuột" trong lĩnh vực công nghệ có nghĩa là gì?

A. Động vật gặm nhấm, mõm nhọn, tau bầu dục, đuôi thon dài, thường phá hại mùa màng.

B. Biểu tượng may mắn trong cuộc sống.

C. Loài vật truyền bệnh, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

D. Bộ phận của máy tính, khi chuyển động trên một mặt phẳng cho phép làm chuyển dịch con chạy trên màn hình.

Câu 3: Sự chuyển nghĩa của từ ngữ dựa trên yếu tố nào?

A. Điểm tương đồng giữa các đối tượng được biểu thị.

B. Phát âm giống nhau. 

C. Nguồn gốc từ ngữ.

D. Cách viết giống nhau.

Câu 4: "Kinh tế tri thức" là ví dụ cho cách nào để tạo từ mới?

A. Phát triển nghĩa của từ ngữ.

B. Tạo từ ngữ mới từ từ ngữ có sẵn.

C. Tiếp nhận từ ngữ nước ngoài.

D. Thay đổi cách phát âm.

Câu 5: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.

B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.

D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 6: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

A. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống.

B. Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

C. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống.

D. Là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 7: Thế nào là ẩn dụ?

A. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau.

B. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.

C. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.

D. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Từ nào sau đây là ví dụ về việc tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài?

A. Năng lượng xanh.

B. Thư viện số.

C. In-tơ-nét.

D. Sốt giá.

Câu 2: Từ ngữ "Máy bay không người lái" được tạo ra bằng cách nào?

A. Phát triển nghĩa mới.

B. Kết hợp các từ có sẵn.

C. Mượn từ tiếng nước ngoài.

D. Tạo từ hoàn toàn mới.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”?

A. Ẩn dụ  B. Nói quá  C. Nói giảm, nói tránh  D. Hoán dụ

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”?

A. Ẩn dụ. B. Nói quá. C. Nói giảm, nói tránh. D. Hoán dụ.

Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”?

A. Ẩn dụ. B. Nói quá. C. Nói giảm, nói tránh. D. Hoán dụ.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Việc phát triển từ vựng tiếng Việt chủ yếu theo mấy cách?

A. 2 cách. B. 3 cách. C. 4 cách. D. 5 cách.

Câu 2: Đâu là đặc điểm của nghĩa mới của từ ngữ?

A. Chỉ được sử dụng trong văn học.

B. Xuất hiện trong thời gian gần đây, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.

C. Chỉ được sử dụng trong khoa học.

D. Không được chấp nhận trong ngôn ngữ chính thức.

Câu 3: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

A. Ẩn dụ hình thức.

B. Ẩn dụ cách thức.

C. Ẩn dụ phẩm chất.

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 4: Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

A. Ẩn dụ hình thức.

B. Ẩn dụ cách thức.

C. Ẩn dụ phẩm chất.

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: "Dữ liệu lớn" là ví dụ cho phương thức nào trong việc phát triển từ vựng?

A. Tiếp nhận từ nước ngoài.

B. Tạo từ ngữ mới từ từ ngữ có sẵn.

C. Phát triển nghĩa mới.

D. Thay đổi cách viết.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. Quan hệ tương đồng.

B. Nét giống nhau.

C. Quan hệ gần gũi.

D. Sự liên quan.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Thực hành tiếng Việt (2)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay