Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt (1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Thực hành tiếng Việt (1) . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

BÀI 9: ĐI VÀ SUY NGHĨ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC CÂU

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Việc biến đổi cấu trúc câu thường được thực hiện theo mấy hình thức chính?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?

A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.

B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.

C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.

D. Thay đổi thì của động từ.

Câu 3: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?

A. Quý vị.

B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.

C. Dự án.

D. Việc triển khai.

Câu 4: Khi chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ, mục đích chính là gì?

A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.

B. Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm nổi bật ý muốn biểu đạt.

C. Thay đổi ý nghĩa của câu.

D. Khiến câu văn trở nên hay hơn.

Câu 5: Trong câu "Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi là kết quả của việc luyện viết thường xuyên", cụm từ nào là cụm danh từ được chuyển đổi từ cụm chủ ngữ - vị ngữ?

A. Sự tiến bộ về kĩ năng viết của chúng tôi.

B. Kết quả của việc luyện viết thường xuyên.

C. Việc luyện viết thường xuyên.

D. Kĩ năng viết của chúng tôi.

Câu 6: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?

A. Thay đổi ý nghĩa của câu.

B. Làm cho câu dài hơn.

C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữ các câu.

D. Tăng tính trang trọng của câu.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Biến đổi câu sau thành câu bị động: “Thầy hiệu trưởng là người đã xây dựng ngôi trường này từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.”

A. Ngôi trường được thầy hiệu trưởng xây từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.

B. Thầy hiệu trưởng được xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.

C. Thầy hiệu trưởng đã xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.

D. Thầy hiệu trưởng có quyền xây dựng ngôi trường từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2: Khi nào nên sử dụng câu chủ động thay vì câu bị động?

A. Khi muốn nhấn mạnh đối tượng của hoạt động.

B. Khi muốn tập trung vào chủ thể của hoạt động.

C. Khi muốn làm cho câu ngắn gọn hơn.

D. Khi muốn tăng tính trang trọng của câu.

Câu 3: Việc biến đổi cấu trúc câu có tác dụng gì đối với văn bản?

A. Làm cho văn bản dài hơn.

B. Thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản.

C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữa các câu, các đoạn; làm nổi bật lên ý muốn biểu đạt.

D. Làm cho văn bản khó hiểu hơn.

Câu 4: Khi biến đổi cấu trúc câu, yếu tố nào cần được giữ nguyên?

A. Trật tự các từ.

B. Cấu trúc ngữ pháp.

C. Ý nghĩa cơ bản của câu.

D. Số lượng từ trong câu.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Việc biến đổi cấu trúc câu nên dựa vào yếu tố nào?

A. Sở thích cá nhân của người viết.

B. Độ dài của câu.

C. Lô-gíc của mạch viết và sự liên kết với câu trước đó.

D. Số lượng từ trong câu.

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu chủ động: “Chú chim nhỏ bị bắn gãy cánh bởi những người thợ săn tham lam.”

A. Chú chim nhỏ đã gãy cánh sau khi bị người than săn tham lam bắn.

B. Những thợ săn tham lam bắn chú chim nhỏ gãy cánh.

C. Chú chim nhỏ đã bị những người thợ săn tham lam băn gãy cánh.

D. Chú chim nhỏ đã bị gãy cánh vì bị bắn bởi những người thợ săn tham lam.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?

A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.

C. Thuyền bị gió làm lật.

D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động?

“Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế”. (Nguyễn Văn Long)

A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con.

B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.

D. Cả A, B, C đều là câu chủ động.

Câu 2: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?

A. Cha tôi sinh được hai người con.

B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.

C. Bạn ấy được điểm mười.

D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 9: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay