Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 3 Luyện từ và câu: Thành phần chính của câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 3 Luyện từ và câu: Thành phần chính của câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 3: XÔN XAO MÙA HÈ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Câu gồm mấy thành phần chính?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 8

Câu 2: Thành phần chính trong câu là gì?

  1. Chủ ngữ, danh từ.
  2. Chủ ngữ, vị ngữ.
  3. Vị ngữ, câu nghi vấn
  4. Chủ ngữ, trạng ngữ

Câu 3: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Ai (cái gì, con gì)?
  2. Ở đâu?
  3. Khi nào? 
  4. Vì sao?

Câu 4: Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Ai (cái gì, con gì)?.
  2. Khi nào?
  3. Ở đâu?
  4. Là gì (làm gì, thế nào)?

Câu 5: Vai trò của chủ ngữ là gì?

  1. Miêu tả sự vật, người.
  2. Giải thích lí do.
  3. Kể diễn biến sự việc.
  4. Nêu người, vật được nói đến trong câu.

Câu 6: Vai trò của vị ngữ là gì?

  1. Nêu người, vật được nói đến trong câu
  2. Giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái của người, vật…
  3. Không quan trọng, có thể có hoặc không xuất hiện trong câu
  4. Chỉ vị trí của sự vật

Câu 7: Đâu có thể là chủ ngữ trong câu?

  1. Bạn Lan
  2. Ở nhà
  3. Ngày xưa
  4. Trên cao

Câu 8: Tìm chủ ngữ trong câu sau

Hoa phượng là loài hoa của tuổi học trò

  1. Hoa phượng
  2. Học trò
  3. Loài hoa
  4. Là loài hoa của tuổi học trò

Câu 9: Tìm vị ngữ trong câu sau

Cậu ấy là một người tốt

  1. Một
  2. Cậu ấy
  3. Là một người tốt
  4. Một người tốt

Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau?

Những đám cải bắp, su hào xanh non mơn mởn

  1. “Những đám cải bắp, su hào” là chủ ngữ, “xanh non mơn mởn” là vị ngữ
  2. “xanh non mơn mởn” là chủ ngữ, “Những đám cải bắp, su hào” là vị ngữ
  3. “Những đám” là chủ ngữ, “cải bắp, su hào xanh non mơn mởn” là vị ngữ
  4. “Những đám cải bắp, su hào xanh non” là chủ ngữ, “xanh non mơn mởn” là vị ngữ

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Đâu không thể là chủ ngữ trong câu?

  1. Rất ngọt ngào
  2. Cái bánh
  3. Bầu trời
  4. Cô giáo

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau?

Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.

  1. “Những tàu lá chuối vàng ối” là chủ ngữ, “xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo” là vị ngữ
  2. “Những tàu lá chuối” là chủ ngữ, “vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo” là vị ngữ
  3. “Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như” là chủ ngữ, “xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo” là vị ngữ
  4. “xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo” là chủ ngữ, “Những tàu lá chuối vàng ối” là vị ngữ

Câu 3: Đâu là chủ ngữ chỉ người?

  1. Cô giáo.
  2. Hoa đào.
  3. Cái bảng.
  4. Dòng sông.

Câu 4: Đâu là chủ ngữ chỉ vật?

  1. Kĩ sư
  2. Cô giáo
  3. Học sinh
  4. Cây bàng

Câu 5: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau

Hoa đào, hoa mai và hàng trăm thứ hoa khác đua nhau nở rộ mỗi dịp xuân về

  1. “Hoa đào, hoa mai và hàng trăm thứ hoa khác” là chủ ngữ, “đua nhau nở rộ mỗi dịp xuân về” là vị ngữ
  2. “Hoa đào, hoa mai và hàng trăm thứ hoa khác đua nhau nở rộ ” là chủ ngữ, “mỗi dịp xuân về” là vị ngữ
  3. “Hoa đào, hoa mai” là chủ ngữ, “ và hàng trăm thứ hoa khác đua nhau nở rộ mỗi dịp xuân về” là vị ngữ
  4. “Hoa đào, hoa mai và hàng trăm thứ hoa khác đua nhau” là chủ ngữ, “nở rộ mỗi dịp xuân về” là vị ngữ

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Tìm chủ ngữ phù hợp thay thế cho chủ ngữ ở câu sau

Chiều chiều, trên triền đê, … thả diều

  1. Đám trẻ mục đồng chúng tôi.
  2. Những con ve sầu.
  3. Những cây hoa phượng.
  4. Những đám mây trắng.

Câu 2: Đáp án nào sau đây không có thành phần vị ngữ?

  1. Hôm qua, bố tôi
  2. Bố em là bộ đội.
  3. Cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư
  4. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống

Câu 3: Xác định những chủ ngữ trong đoạn văn sau

Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà dựn cửa, vỡ ruộng khai hoang. 

  1. Dưới bóng tre, mái đình, người dân Việt Nam
  2. Bóng tre, mái đình; mái chùa, ta, người dân Việt Nam.
  3. Bóng tre, vỡ ruộng khai hoang, đã từ lâu đời
  4. Dưới bóng tre, ta, người dân Việt Nam, bóng tre

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Xác định những chủ ngữ trong câu văn sau

Có những điều bạn Lan nói nghe thật khó hiểu

  1. Có những điều bạn Lan nói
  2. Điều bạn Lan nói.
  3. Thật khó hiểu.
  4. Nghe thật khó hiểu.

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong hai câu thơ sau

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

  1. “tiều vài chú” là chủ ngữ, “Lom khom dưới núi, lác đác bên sông, chợ mấy nhà” là vị ngữ
  2. “tiều vài chú, chợ mấy nhà” là chủ ngữ, “Lom khom dưới núi, lác đác bên sông là vị ngữ”
  3. “Lom khom dưới núi, lác đác bên sông” là chủ ngữ, “tiều vài chú, chợ mấy nhà” là vị ngữ
  4. A, B, C đều sai

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay