Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 7 Viết: Viết bài văn miêu tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 7 Viết: Viết bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 7: BÈ TRÔI SÔNG LA

VIẾT: BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Nêu tình cảm, cảm xúc với cây.
  2. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  3. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
  4. Giới thiệu cây

Câu 2: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Miêu tả quả
  2. Ấn tượng đặc biêt về cây.
  3. Miêu tả thân cây
  4. Giới thiệu về cây

Câu 3: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

Câu 4: Có mấy cách kết bài?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 1

Câu 5: Kết bài gồm những dạng nào?

  1. Kết bài mở rộng
  2. Kết bài gián tiếp
  3. Kết bài trực tiếp
  4. Kết bải không gián tiếp

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.

Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc.

Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức. Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.

Cây hoa sữa ấy đã qua bao mùa mưa nắng, vẫn sừng sừng, xanh tươi. Dưới gốc cây, em đã trải qua những ngày tháng vô tư, hồn nhiên và hạnh phúc. Làm sao quên được những trưa hè cùng bạn trốn ngủ trưa để ngồi kể chuyện. Những chiều tan học hối hả tập trung để cùng nhau chơi nhảy dây, trốn tìm. Rồi cả những sáng đứng chờ mẹ đi chợ về thấp thỏm, ngóng trông. Biết bao kỉ niệm đẹp ấy đều nhờ cây hoa sữa giữ hộ. Và em tin rằng cây sẽ còn xanh mãi, để lại cùng em lớn lên, viết tiếp những trang kỉ niệm mới.

 

Câu 1: Cây hoa sữa trong bài văn trên được miêu tả theo trình tự nào?

  1. Từng bộ phận của cây hoa sữa
  2. Từng thời kỳ phát triển của cây hoa sữa
  3. Nguồn gốc cây hoa sữa
  4. Lợi ích của cây.

Câu 2: Theo người viết, tình cảm của con người dành cho cây hoa sữa như thế nào?

  1. Người Hà Nội lãng quên cây hoa sữa.
  2. Người Hà Nội rất ghét cây hoa sữa
  3. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
  4. Cây hoa sữa không có gì đặc biệt đối với con người

 

Câu 3: Đâu không phải bộ phận của cây hoa sữa được miêu tả trong bài văn trên?

  1. Thân
  2. Hoa
  3. Quả
  4. Cành

Câu 4: Đâu là câu văn miêu tả bao quát cây hoa sữa khi nhìn từ xa?

  1. Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian.
  2. Cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành
  3. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá.
  4. Những chiều tan học hối hả tập trung để cùng nhau chơi nhảy dây, trốn tìm. Rồi cả những sáng đứng chờ mẹ đi chợ về thấp thỏm, ngóng trông.

Câu 5: Giọng điệu của người viết khi miêu tả cây hoa sữa như thế nào?

  1. Thương cảm, xót xa
  2. Trầm tĩnh, sắc lạnh.
  3. Hồ hởi, phấn khở.
  4. Da diết, trìu mến.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là trình tự miêu tả cơ bản trong văn tả cây cối?

  1. Miêu tả theo trình tự từ bao quát đến cụ thể
  2. Miêu tả theo trình tự lịch sử
  3. Miêu tả theo kích thước
  4. Miêu tả theo các bộ phận

Câu 2: Những giác quan nào có thể sử dụng khi miêu tả cây cối?

  1. Thị giác
  2. Không sử dụng cơ quan nào
  3. Quan sát
  4. Cảm giác

Câu 3: Đâu không phải giác quan được sử dụng khi miêu tả cây cối?

  1. Thị giác
  2. Tam giác
  3. Thính giác
  4. Khứu giác

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Trong sân trường có rất nhiều cây xanh nào là bằng lăng, phượng vĩ và rất nhiều cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng.

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa.

Vào mùa xuân cây bàng ra những chồi non li ti. Chỉ sau 1 tuần những chồi non sẽ phủ kín các cành cây. Và những chồi non ấy sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh đậm.

Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Mùa thu sang, lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và những mép lá dần quăn lại. những chiếc lá sẽ dần chuyển sang màu đỏ tía. Chỉ cần một làn gió thu khẽ thổi qua những chiếc lá ấy sẽ lìa cành bay giữa không trung như đang vẫy tay chào tạm biệt nơi chúng đã thuộc về.

Cứ thế khi những đợi gió mùa đông bắc tràn về, những chiếc lá bàng rụng hết, chỉ còn cây bàng khẳng khiu, đứng trơ trụi với đất trời.

Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí em.

 

Câu 1: Bài văn trên miêu tả cây bàng theo trình tự nào?

  1. Thời gian
  2. Không gian
  3. Màu sắc
  4. Kích thước

Câu 2: Người viết miêu tả cây bàng tại những thời điểm nào?

  1. Mùa xuân, mùa thu
  2. Mùa hè, mùa thu
  3. Mùa đông, mùa xuân
  4. Cả 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay