Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 8 Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 8 Viết: Luyện tập quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 8: MÙA HOA PHỐ HỘI

VIẾT: LUYỆN TẬP, QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Kể về tác hại của cây
  2. Giới thiệu cây.
  3. Tình cảm, cảm xúc của người tả với cây cối.
  4. Miêu tả chi tiết rễ cây

Câu 3: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

Câu 4: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả cây cối là gì?

  1. Nêu đặc điểm của cây.
  2. Giới thiệu về cây chọn tả.
  3. Nêu công dụng của cây.
  4. Nếu từng bộ phận của cây.

Câu 5: Có thể miêu tả cây cối theo những trình tự nào?

  1. Không gian
  2. Kích thước
  3. Màu sắc
  4. Nguồn gốc

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong sân trường có rất nhiều cây xanh nào là bằng lăng, phượng vĩ và rất nhiều cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng.

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa.

Vào mùa xuân cây bàng ra những chồi non li ti. Chỉ sau 1 tuần những chồi non sẽ phủ kín các cành cây. Và những chồi non ấy sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh đậm.

Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Mùa thu sang, lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và những mép lá dần quăn lại. những chiếc lá sẽ dần chuyển sang màu đỏ tía. Chỉ cần một làn gió thu khẽ thổi qua những chiếc lá ấy sẽ lìa cành bay giữa không trung như đang vẫy tay chào tạm biệt nơi chúng đã thuộc về.

Cứ thế khi những đợi gió mùa đông bắc tràn về, những chiếc lá bàng rụng hết, chỉ còn cây bàng khẳng khiu, đứng trơ trụi với đất trời.

Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí em.

 

Câu 1: Bài văn trên miêu tả cây bàng theo trình tự nào?

  1. Thời gian
  2. Không gian
  3. Màu sắc
  4. Kích thước

Câu 2: Người viết miêu tả cây bàng tại những thời điểm nào?

  1. Mùa xuân, mùa thu
  2. Mùa hè, mùa thu
  3. Mùa đông, mùa xuân
  4. Cả 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông

 

Câu 3: Cây bàng mùa hè được miêu tả như thế nào?

  1. Lá bàng rợp mát cả một khoảng sân, những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc
  2. Lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và những mép lá dần quăn lại. những chiếc lá sẽ dần chuyển sang màu đỏ tía
  3. Cây bàng ra những chồi non li ti.
  4. Những chiếc lá bàng rụng hết, chỉ còn cây bàng khẳng khiu, đứng trơ trụi với đất trời.

Câu 4: Cây bàng mùa thu được miêu tả như thế nào?

  1. Lá bàng rợp mát cả một khoảng sân, những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc
  2. Lá bàng sẽ chuyển sang màu vàng và những mép lá dần quăn lại. những chiếc lá sẽ dần chuyển sang màu đỏ tía
  3. Cây bàng ra những chồi non li ti.
  4. Những chiếc lá bàng rụng hết, chỉ còn cây bàng khẳng khiu, đứng trơ trụi với đất trời.

Câu 5: Người biết dựa vào đâu để nhận ra sự thay đổi của cây bàng theo từng mùa?

  1. Quả bàng
  2. Lá bàng
  3. Thân cây bàng
  4. Hoa bàng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải giác quan được sử dụng khi miêu tả cây cối?

  1. Thị giác
  2. Tam giác
  3. Thính giác
  4. Khứu giác

Câu 2: Những giác quan nào có thể sử dụng khi miêu tả cây cối?

  1. Lục giác
  2. Thính giác
  3. Tam giác
  4. Tứ giác

Câu 3: Đâu là trình tự miêu tả cơ bản trong văn tả cây cối?

  1. Miêu tả theo trình tự thời gian
  2. Miêu tả từ lá cây đến rễ cây
  3. Miêu tả theo kích thước
  4. Miêu tả từ lợi ích kinh tế đến nguồn gốc của cây.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.

Ngày hội mùa xuân đấy!

Chú thàng làng vốn hay chơi trội, đậu chót vót trên một cành cao nhất, lên giọng ta đây biết trăm thứ tiếng. Chú uốn lưỡi hỏi rồi tự trả lời : “Ai thế? Ai thế? Ai thế?” “Tồồồi! Tồồồi! Tồồồi!”. Chú xưng Tôi mà cứ thành ra Tồi, thế mới ức chứ! Chẳng ai để ý đến chú cả. Chú quay ra bắt chước tiếng chích chòe, tiếng chèo bẻo, tiếng sẻ, bạc má, và cả tiếng chó con ăng ẳng nữa. Chú giống hệt người làm trò giữa phiên chợ đông.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi chạm vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Ngày tháng qua đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến. Hàng vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường. Từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xóa như tuyết mịt, tới tấp bay đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với bốn phương kết quả dòng nhựa quý của mình.

Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chả có điều gì đáng lo cả, cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành đầy tiếng hót và màu đỏ thắm; rồi đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà…

Theo Vũ Tú Nam

Câu 1: Bài văn trên miêu tả cây bàng vào những thời điểm nào?

  1. Thời điểm hoa nở, hết mùa hoa, thời điểm ra quả
  2. Thời điểm hoa nở
  3. Khi hết mùa hoa
  4. Thời điểm ra quả

Câu 2: Người viết miêu tả cây gạo tại những mùa nào?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hè, mùa thu
  3. Mùa đông, mùa xuân
  4. Mùa đông

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay