Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 3 Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁOVIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Hình thức của một đoạn văn là gì?
- Đoạn văn thường do một câu tạo thành
- Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
- Gồm nhiều lần lùi đầu dòng.
- Không cần viết hoa chữ cái đầu dòng
Câu 2: Đoạn văn sau miêu tả đặc điểm nào của cây hoa hồng?
Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt.
- Thân cây
- Lá cây
- Hoa
- Rễ cây
Câu 3: Tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả cây sầu riêng trong đoạn văn sau?
Quả sầu riêng gần giống như quả mít bởi vỏ có gai nhọn, nhưng hạt của chúng to, múi mềm màu vàng ngà, có vị ngọt và béo ngậy hơn. Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Khi ấy, cả khu vườn dậy lên một mùi thơm nồng nàn, lan tỏa rất xa và rộng trong không gian.
- Khứu giác
- Thính giác
- Xúc giác
- Người viết không quan sát cây sầu riêng
Câu 4: Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của cánh hoa hồng trong đoạn văn sau?
Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm,chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm.
- Mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm
- Đường nét thô ráp
- Một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm
- Lớp lớp cánh hoa như những chiếc áo
Câu 5: Đâu là hình ảnh so sánh trong câu văn sau?
Thân hoa thì nhỏ xíu chỉ bằng chiếc đũa thôi nhưng rất cứng cáp, xung quanh còn có gai nhọn như lớp vũ khí bảo vệ cuối cùng.
- Bằng chiếc đũa
- Rất mềm mại
- Lớp vũ khí bảo vệ cuối cùng
- Bằng chiếc cột nhà
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn phòng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tán lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía như những gọng ô lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó. Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc “ghế” cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.
Câu 1: Đâu là hình ảnh so sánh để miêu tả cây bàng trong đoạn văn trên?
- Cái tán lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân.
- Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn
- Những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn
- Đó cũng là những chiếc “ghế” cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.
Câu 2: Đâu là hình ảnh nhân hóa để miêu tả cây bàng nhung trong bài văn trên?
- Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng.
- Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn.
- Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất.
- Đó cũng là những chiếc “ghế” cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.
Câu 3: Những hình ảnh so sánh, nhân hóa miêu tả cây bàng có tác dụng gì?
- Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn
- Khiến hình ảnh cây bàng trở nên hùng vĩ
- Khiến cây bàng trở nên đáng sợ, nguy hiểm hơn
- Cây bàng trở nên mơ hồ, khó hình dung hơn
Câu 4: Đoạn văn miêu tả cây bàng vào thời điểm nào?
- Mùa đông
- Mùa hè
- Mùa thu
- Mùa xuân
Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của cây bàng được miêu tả trong đoạn văn trên?
- Thân bàng
- Lá bàng
- Rễ bàng
- Quả bàng
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là trình tự miêu tả cơ bản trong văn tả cây cối?
- Miêu tả theo trình màu sắc
- Miêu tả theo trình tự không gian
- Miêu tả theo kích thước
- Chỉ quan sát từ xa để miêu tả
Câu 2: Những giác quan nào có thể sử dụng khi miêu tả cây cối?
- Khứu giác
- Thính giác
- Thị giác
- A, B, C đúng
Câu 3: Đâu không phải giác quan được sử dụng khi miêu tả cây cối?
- Thị giác
- Tam giác
- Thính giác
- Khứu giác
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.
Trước sân nhà em có trồng một bụi hoa nhài. Mấy hôm nay, cây ra hoa, khiến cả nhà ngập tràn mùi hương tuyệt vời. Hoa nhài khá nhỏ. Lúc còn là nụ, nó tròn và chỉ to như một viên ngọc trai cỡ nhỏ. Khi đã nở bung, thì cũng chỉ to độ như cái chén rượu nhỏ xíu của bố. Tuy nhỏ là thế, nhưng hoa nhài lại có rất nhiều cánh. Cánh hoa nhỏ, trắng muốt và khá dày, mềm mịn như tơ lụa thượng hạng. Những cánh hoa nhỏ xếp sát vào nhau như là chiếc váy nhiều lớp của cô công chúa tí hon trong câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể. Điều hấp dẫn nhất của hoa nhai chính là mùi hương của nó. Hoa nhài thơm lắm. Mùi hương của nó khó có thể nhầm lẫn với các hoa khác. Đó là mùi hương nồng nàn nhưng rất tinh tế và nhẹ nhàng. Vào đêm khuya, khi hoa nở rộ, mùi hương ấy hòa chút vào sương đêm thì thật là tuyệt tác của tự nhiên.
Câu 1: Người viết đã dùng những giác quan nào đề miêu tả cây bàng?
- Thị giác
- Thính giác
- Xúc giác
- Không sử dụng giác quan nào
Câu 2: Đâu không phải là hình ảnh so sánh để miêu tả cây phượng trong bài văn trên?
- Lúc còn là nụ, nó tròn và chỉ to như một viên ngọc trai cỡ nhỏ.
- Những cánh hoa nhỏ xếp sát vào nhau như là chiếc váy nhiều lớp của cô công chúa tí hon trong câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể.
- Khi đã nở bung, thì cũng chỉ to độ như cái chén rượu nhỏ xíu của bố.
- Vào đêm khuya, khi hoa nở rộ, mùi hương ấy hòa chút vào sương đêm thì thật là tuyệt tác của tự nhiên.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 3