Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 5 Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 5 Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

VIẾT: LUYỆN TẬP ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ TÌNH CẢM, CẢM XÚC

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn sau

Trường học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Phần lớn thời gian khi còn niên thiếu, chúng ta ở trường để học tập, vui chơi. Bởi vậy, ngôi trường giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Còn thấy cô giáo giống như người thân, luôn ở bên dạy dỗ, chia sẻ với chúng ta. Dưới mái trường, tôi đã trải qua những giờ học hăng say, hay giờ ra chơi sôi động… Từng kỉ niệm giúp tôi thêm trưởng thành hơn. Từ đó, tôi thêm yêu ngôi trường, thầy cô. Tôi sẽ lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ của tuổi học trò làm hành trang cho bước đường tương lai.

  1. Ghét bỏ, thờ ơ
  2. Xót xa, đồng cảm
  3. Châm biếm, đả kích
  4. Trân trọng, yêu quý

Câu 2: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn sau

Em đang sống ở thành phố Đà Nẵng. Ở đây có bãi biển Mỹ Khê rất nổi tiếng. Nước biển trong xanh, mát lạnh. Bãi cát vàng óng trải dài. Từng đợt sóng biển vỗ vào bờ nghe thật vui tai. Gần bờ biển, nhiều khách sạn và nhà hàng được xây dựng. Hằng năm, khách du lịch đến đây rất đông. Em cảm thấy rất tự hào và yêu thích nơi đây.

  1. Ghét bỏ, thờ ơ
  2. Xót xa, đồng cảm
  3. Châm biếm, đả kích
  4. Tự hào, yêu quý

Câu 3: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn sau

Tình cảm mà em dành cho mẹ là một thứ tình cảm rất khó để gọi tên hay nói rõ ra thành lời. Bởi đó không là một mà là rất nhiều những tình cảm đan xen với nhau. Đó là tình yêu thương sâu đậm dành cho người mẹ luôn ở bên dịu dàng, sắn sóc. Đó là sự biết ơn với những hi sinh, tần tảo của mẹ sớm hôm để em được ăn học thành người. Đó là sự kính trọng với sự dũng cảm, hiểu biết của mẹ trước mọi điều trong cuộc sống. 

  1. Lạnh nhạt
  2. Biết ơn
  3. Ghét bỏ
  4. Phê phán

Câu 4: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn sau

Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi. Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.

  1. Trân trọng, xúc động
  2. Ghét bỏ, coi thường
  3. Biết ơn, yêu mến
  4. Xót thương, đồng cảm

Câu 5: Xác định tình cảm, cảm xúc của người viết trong đoạn văn sau

Bộ phim hoạt hình “Đô-rê-mon” được rất nhiều trẻ em yêu thích. Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm. Thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, dũng cảm. Cậu luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đặc biệt, tình bạn giữa Nô-bi-ta và Đô-rê-mon rất cảm động và đáng ngưỡng mộ. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn. Và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.

  1. Yêu quý, khen ngợi
  2. Ghét bỏ, coi thường
  3. Biết ơn, yêu mến
  4. Xót thương, đồng cảm

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân 
trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ 
hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón 
ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tế Hanh

Câu 1: Đối tượng mà nhà thơ hướng đến trong bài thơ trên là gì?

  1. Làng quê miền biển, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên
  2. Khu du lịch biển quê nhà thơ
  3. Làng quê miền đồng bằng, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên
  4. Làng nghề gốm sứ, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên

Câu 2: Nhà thơ đã dùng những chi tiết nào để miêu tả khung cảnh làng quê miền biển quê mình?

  1. Hình ảnh khỏe khắn, đầy sức sống của người dân chài lưới
  2. Hình ảnh về những hoạt động vui chơi giải trí
  3. Hình ảnh về con thuyền vào bờ
  4. Hình ảnh về những cơn bão biển

Câu 3: Tác giả gửi gắm cảm xúc gì vào bài thơ Quê hương?

  1. Nhớ nhung, bồi hồi
  2. Háo hức, mong chờ
  3. Hồi hộp, lo lắng
  4. Sợ hãi, hoang mang

Câu 4: Nhà thơ đã gửi gắm tình cảm gì vào bài thơ Quê hương?

  1. Tình yêu quê hương trong sáng, thiết tha
  2. Tình cảm gia đình trong sáng, thiết tha
  3. Tình bạn trong sáng, thiết tha
  4. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng

Câu 5: Đâu không phải hình ảnh miêu tả làng quê miền biển được sử dụng trong bài thơ Quê hương?

  1. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
  2. Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
  3. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
  4. Những con cá thu óng ánh nơi khoang thuyền

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Theo em, khi viết về quê hương, xứ sở, chúng ta nên thể hiện tình cảm gì?

  1. Yêu quý
  2. Chán ghét
  3. Lãng quên
  4. Phê phán

Câu 2: Theo em, khi viết về cha mẹ, chúng ta nên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

  1. Yêu thương, biết ơn
  2. Phê phán, chỉ trích
  3. Ghét bỏ, khó chịu
  4. Khứu giác

Câu 3: Theo em, đoạn thơ sau đây thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

 

Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu

  1. Nhớ nhung, yêu mến
  2. Tự hào, ngợi ca
  3. Ghét bỏ, chê trách
  4. Lạnh nhạt, thờ ơ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Con và biển

Mẹ ơi, sao biển lại xanh?
Nước biển lại mặn như canh thế này?
Mẹ ơi sao sóng vỗ hoài?
Sao gió thổi mãi miên man chẳng dừng?

 

Lời con hỏi mãi không ngừng.
Líu lo chim hót trên tầng trời cao.
Mắt con lấp lánh như sao,
Môi ngoan con nói lời nào cũng yêu.

 

Ngây thơ, thánh thót, trong veo.
Trái tim mẹ muốn tan theo tiếng cười.
Chân xinh con chạy, con chơi.
Lon ton trên cát, sóng vời theo chân.

 

Sóng tung bọt trắng lăn tăn.
Sóng hôn lên những vết chân dập rờn.
Bàn tay mẹ nắm tay con,
Thương yêu bóng mẹ ôm trùm bóng con.

Hong Vu

Câu 1: Theo em, bài thơ Con và biển thể hiện tình cảm thiêng liêng nào?

  1. Tình mẫu tử
  2. Tình phụ tử
  3. Tình yêu quê hương đất nước
  4. Tình yêu lứa đôi

Câu 2: Theo em, tình cảm của người mẹ trong bài thơ dành cho người con như thế nào?

  1. Kiên nhẫn và yêu thương thiết tha
  2. Tức giận, ghét bỏ
  3. Thờ ơ, lạnh lùng
  4. Hối hận, khổ đau

 

 

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay