Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 7 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 7 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TABÀI 7: RỪNG MƠLUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN NƠI CHỐN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN NƠI CHỐN
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trạng ngữ là gì?
- Là thành phần bổ sung đánh dấu tên tác phẩm (cuốn sách, bài thơ, bài hát…) hoặc tài liệu
- Là thành phần bổ sung cho câu ý chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…
- Là một từ, một cụm từ hay có thể là một mệnh đề (một cụm chủ ngữ – vị ngữ) cần thiết để hoàn thành một cách diễn đạt nhất định
- Là thành phần chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật
Câu 2: Xác định trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau
Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
- Trước rạp
- Người ta
- Hàng ghế dài
- Sạch sẽ
Câu 3: Xác định trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau
Trên mặt biển đen sẫm, hòn đảo như một vầng trăng sắp đầy, ngỡ ngàng ánh sáng.
- Hòn đảo
- Trên mặt biển đen sẫm
- Vầng trăng sắp đầy
- Ánh sáng
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
- Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
- Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
- Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
- Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ thời gian đứng giữa câu?
- Đằng đông, trời hửng dần.
- Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
- Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
- Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
Câu 6: Dòng nào là trạng ngữ trong câu sau?
Dần đi ở từ năm chửa mười hai.
Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào.
- Dần đi ở từ năm chửa mười hai
- Khi ấy
- Đầu nó còn để hai trái đào
- Đoạn thơ trên không có trạng ngữ
Câu 7: Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ?
- Bác đã đi khắp năm châu để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
- Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở phía bên này.
- Bức tranh của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.
- Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.
Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?
"Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây"
- Trạng ngữ chỉ cách thức.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trạng ngữ chỉ thời gian.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 9: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian thích hợp cho câu sau
… … , quân dân ta đã chiến dấu vô cùng dũng cảm, quyết liệt và dành chiến thắng
- Trong buổi tựu trường
- Trên chiến trường Điện Biên Phủ
- Trên con đường làng
- Câu trên không có trạng ngữ
Câu 10: Có bao nhiêu trạng ngữ chỉ nơi chốn trong đoạn văn sau?
Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc, tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc.
- 1
- 3
- 2
- 6
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau :
Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.
- Đêm hôm lễ đại khách
- Từ đó
- Khi vào làng này
- Nhân lúc say mà cướp anh đi
Câu 2: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?
- Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
- Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
- Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
- Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 3: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai ?
- Đúng
- Sai
Câu 4: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
Để làm được bài toán này, em đã nhờ bạn Nam giảng lại lời cô giáo dạy.
- Thời gian
- Nơi chốn
- Mục đích
- Nguyên nhân
Câu 5: Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
Bằng chiếc xe đạp đã cũ, ngày ngày bố chở em tới trường.
- Thời gian
- Phương tiện
- Mục đích
- Nguyên nhân
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ chỉ thời gian?
- Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
- Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
- Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
Câu 2: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?
- Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
- Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Câu 3: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
- Chỉ dùng tính từ
- Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Các quan hệ từ
- Chỉ dùng danh từ
Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
- Theo các nội dung mà chúng biểu thị
- Theo vị trí của chúng trong câu
- Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
- Theo mục đích nói của câu
=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 7: Rừng mơ