Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 8 Đọc: Kì diệu Ma-rốc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 8 Đọc: Kì diệu Ma-rốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 8: KÌ DIỆU MA-RỐC

ĐỌC: KÌ DIỆU MA-RỐC

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Kì diệu Ma-rốc của tác giả nào?

  1. Đinh Hằng
  2. Vũ Thùy Chi
  3. Trần Lê Văn
  4. Đoàn Giỏi

Câu 2: Ma-rốc là gì?

  1. Là một quốc gia ở phía bắc châu Phi
  2. Là một quốc gia ở phía bắc châu Âu
  3. Là một quốc gia ở phía bắc châu Á
  4. Là một quốc gia ở phía bắc châu Mĩ

Câu 3: Cảnh vật của Ma-rốc được tác giả miêu tả như thế nào trong bài đọc Kì diệu Ma-rốc?

  1. Những vùng biển mênh mang
  2. Những ngày mưa tầm tã
  3. Dải mây trắng muốt
  4. Dải trời xanh ngắt

Câu 4: Trong bài đọc Kì diệu Ma-rốc, tác giả miêu tả cát ở Ma-rốc vào thời điểm nào?

  1. Khi cơn mưa cuối cùng mang theo hơi thở của mặt đất tràn qua dải dồi vàng óng
  2. Khi con gió nóng cuối cùng mang theo hơi thở của mặt trời tràn qua dải đồi vàng óng
  3. Khi con gió nóng đầu tiên mang theo hơi thở của mặt trời tràn qua dải đồi vàng óng
  4. Khi con mưa đầu tiên mang theo hơi thở của mặt đất tràn qua dải đồi vàng óng

Câu 5: Trong bài đọc Kì diệu Ma-rốc, những con sóng cát được miêu tả như thế nào?

  1. Nhấp nhô nối với nhau đến tận chân trời xanh ngắt phía xa như không bao giờ kết thúc
  2. Nhấp nhô nối với nhau và kết thúc khi có dòng sông chắn ngang
  3. Cuồn cuồn, mờ mịt cả một vùng vì những con gió ào ào thổi đến
  4. Hiếm lắm mới xuất hiện một đợt sóng cát nhỏ rồi biến mất

Câu 6: Đâu là dấu hiện cho thấy tác giả đang tiến vào sa mạc Sa-ha-ra?

  1. Những sóng cát dồn dập, ào ạt xô tới
  2. Chú lạc đà khuỵu chân chậm rãi xuôi xuống một dốc cát
  3. Chú lạc đà đi gấp gáp, vội vàng hơn
  4. Chú lạc đà yếu dần và khuỵu xuống

Câu 7: Khi tiến vào sa mạc Sa-ha-ra, những sóng cát được miêu tả như thế nào?

  1. Vẫn vàng óng ả và bắt đầu vùi mình vào lòng đêm
  2. Chỉ còn chút ánh hồng khi hoàng hôn vừa tắt và vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm
  3. Chỉ còn chút ánh xanh khi hoàng hôn vừa tắt và vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm
  4. Chỉ còn chút ánh đỏ khi hoàng hôn vừa tắt và vùi mình vào lòng đêm sâu thẳm

Câu 8: Biển cát xám ở sa mạc Sa-ha-ra được miêu tả như thế nào?

  1. Bỗng dưng tỉnh giấc hồi sinh trong hoàng hôn lộng lẫy
  2. Khoác lên mình sắc tím đỏ rực rỡ
  3. Khoác lên mình sắc hồng đỏ rực rỡ
  4. Bỗng dưng tỉnh giấc hồi sinh trong bình mình lộng lẫy

Câu 9: Sa mạc Sa-ha-ra ở đâu?

  1. Châu Á
  2. Châu Âu
  3. Châu Phi
  4. Châu Mĩ

Câu 10: Màu sắc nào không được nhắc đến trong bài đọc Kì diệu Ma-rốc?

  1. Vàng
  2. Xanh
  3. Hồng
  4. Trắng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Việc sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc để miêu tả cảnh vật Ma-rốc có tác dụng gì?

  1. Gợi tả chân thực hình ảnh của sa mạc vào các thời điểm trong ngày.
  2. Gợi tả chân thực hình ảnh con người Ma-rốc
  3. Gợi tả chân thực cảm xúc của tác giả
  4. Giúp bài văn dài hơn

Câu 2: Theo em, cảm xúc của tác giả khi miêu tả sa mạc là gì?

  1. Bất ngờ, thích thú
  2. Căm ghét
  3. Sợ hãi
  4. Thương xót

Câu 3: Tác giả nhận ra sự thay đổi gì ở sa mạc trong các thời điểm trong ngày?

  1. Nhiệt độ
  2. Số lượng cát
  3. Số người ngày càng đông lên
  4. Màu sắc của cát

Câu 4: Đâu không phải hình ảnh nào khiến tác giả cảm giác khung cảnh sa mạc tựa như thế giới bước ra từ những câu chuyện cổ tích?

  1. Sa mạc cát mênh mang
  2. Những ngày nắng chói chang
  3. Dải trời xanh ngắt
  4. Những cơn mừa bất chợt ập đến

Câu 5: Hình ảnh “những sóng cát nhấp nhô nối với nhau đến tận chân trời xanh ngắt phía xa như không bao giờ kết thúc” gợi cho em liên tưởng gì?

  1. Sự rộng lớn, mênh mông bất tận của sa mạc
  2. Sự nhỏ bé của sa mạc
  3. Sự chật chội, bức bối của sa mạc
  4. Sự trù phú, màu mỡ của cảnh vật

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc Kì diệu Ma-rốc, em thấy sự quan sát, miêu tả của tác giả như thế nào?

  1. Hời hợt, qua loa
  2. Tỉ mỉ, tinh tế
  3. Tác giả miêu tả lại theo lời kể của người khác
  4. Chỉ đứng từ xa quan sát

Câu 2: Qua bài đọc Kì diệu Ma-rốc, em nhận thấy thế giới ở sa mạc Sa-ha-ra như thế nào?

  1. Sa mạc Sa-ha-ra trù phú, giàu có các loài động thực vật
  2. Sa mạc Sa-ha-ra rộn rã sự sống của con người
  3. Sa mạc Sa-ha-ra u ám, ảm đạm
  4. Sa mạc Sa-ha-ra tuy không có hệ sinh thái phong phú nhưng vẫn mang một vẻ đẹp rất riêng từ những biển cát đổi màu trong ngày

Câu 3: Tác giả đã thể hiện tình cảm gì qua bài đọc Kì diệu Ma-rốc?

  1. Tình yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống
  2. Tình yêu quê hương, đất nước
  3. Tình bạn gắn bó, sâu nặng
  4. Tình cảm lứa đôi

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Theo em, sa mạc Sa-ha-ra có những giá trị nào đối với con người?

  1. Có nguồn cung cấp dầu mỏ
  2. Cung cấp nông sản
  3. Cung cấp thủy hải sản
  4. Có nguồn cung cấp năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) tuyệt vời và du lịch

Câu 2: Biểu tượng của sa mạc Sa-ha-ra là gì?

  1. Cát và lạc đà
  2. Cát và đà điểu
  3. Lạc đà và sương rồng
  4. Cát và sư tử

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 8: Kì diệu Ma-rốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay