Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 15 Đọc: Gặt chữ trên non

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15 Đọc: Gặt chữ trên non. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 15: GẶT CHỮ TRÊN NON

ĐỌC: GẶT CHỮ TRÊN NON

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 2: Bài thơ Gặt chữ trên non do ai sáng tác?

  1. Bích Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Minh Huệ.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 3: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu?

  1. Đồng bằng.
  2. Nông thôn
  3. Vùng núi.
  4. Thành thị.

Câu 4: Khung cảnh buổi sáng đi học của các bạn nhỏ được miêu tả như thế nào?

  1. Bình minh vừa tỉnh giấc.
  2. Nắng nhuộm hồng núi xanh.
  3. Tiếng trống rung vách đá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào?

  1. Tiếng trống, tiếng gió, tiếng chim.
  2. Tiếng sáo, tiếng kèn, tiếng trống.
  3. Tiếng chim, tiếng kèn, tiếng gió.
  4. Tiếng trống, tiếng chim, tiếng kèn.

Câu 6: Chi tiết nào trong bài cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả và nguy hiểm?

  1. Vượt suối, băng rừng.
  2. Trèo đèo, lội suối.
  3. Xuống núi, qua sông.
  4. Qua núi, băng rừng.

Câu 7: Từ “gùi” trong bài có nghĩa là gì?

  1. Balo của học sinh.
  2. Đồ làm bằng tre nứa để đựng rau, củ, quả.
  3. Đồ làm bằng gỗ để mang đồ đạc.
  4. Đồ làm bằng mây tre để mang đồ đạc.

Câu 8: Những câu thơ nào dưới đây cho thấy bạn nhỏ có quyết tâm đi học rất mạnh mẽ?

  1. Hun hút mấy thung sâu / Gió đưa theo tiếng sáo.
  2. Đường xa chân có mỏi / Chữ vẫn gùi trên lưng.
  3. Cái chữ bay lên ngàn / Rừng ríu ra chim hát.
  4. Tiếng trống rung vách đá / Giục đôi chân bước nhanh.

Câu 9: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả độ sâu của thung lũng?

  1. Thăm thẳm.
  2. Hun hút.
  3. Xa xăm.
  4. Trập trùng.

Câu 10: Câu thơ nào dưới đây miêu tả địa điểm học tập của các bạn nhỏ?

  1. Chữ vẫn gùi trên lưng.
  2. Hun hút mấy thung sâu.
  3. Lớp học ngang lưng đồi.
  4. Gặt chữ trên đỉnh trời.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ có thái độ như nào với việc đi học?

  1. Quyết tâm vượt khó.
  2. Vững vàng tự tin.
  3. Vui vẻ yêu đời.
  4. Nỗ lực cố gắng.

Câu 2: Câu thơ Mắt em như sao sáng ở đoạn cuối bài thơ thể hiện điều gì?

  1. Mắt bạn nhỏ sáng như sao.
  2. Bạn nhỏ yêu đời, lạc quan.
  3. Bạn nhỏ tràn ngập niềm tin vào tương lai.
  4. Đôi mắt bạn nhỏ ẩn giấu sức mạnh to lớn.

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Miêu tả cảnh đẹp buổi sáng của vùng núi cao.
  2. Sự khó khăn, vất vả nhưng quyết tâm, cố gắng tới lớp của các bạn nhỏ trên vùng cao.
  3. Các bạn nhỏ đi học để tiếp thu kiến thức.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Vui vẻ, lạc quan.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Tình cảm, tha thiết.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 5: Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  1. Hãy cố gắng vì một tương lai tươi sáng.
  2. Dẫu có khó khăn hãy luôn vững bước về phía trước.
  3. Có học mới có thể thoát ra khỏi cảnh nghèo khó, thiếu thốn.
  4. D. Dù quá trình thực hiện điều gì đó có khó khăn, vất vả nhưng hãy luôn lạc quan, cố gắng để đạt được kết quả mong muốn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ?

  1. Bài thơ thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
  2. Bài thơ do nhà thơ Bích Ngọc sáng tác.
  3. Bài thơ nói về sự vất vả tới trường của các bạn nhỏ trên vùng núi cao.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?

  1. 2 từ.
  2. 3 từ.
  3. 4 từ.
  4. 5 từ.

Câu 3: Khổ thơ sau có những danh từ nào?

Cái chữ rơi xuống nương

Mùa cho bông trĩu hạt

Cái chữ bay lên ngàn

Rừng ríu ran chim hát.

  1. Chữ, rơi, mùa, ngàn, hạt, bông, chim, hát.
  2. Chữ, nương, mùa, bông, hạt, ngàn, rừng, chim.
  3. Cái, chữ, rơi, nương, bông, hạt, ríu ran, hát.
  4. Cái chữ, nương, mùa, trĩu hạt, bay lên, chim hát.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi gặp khó khăn?

  1. Lạc quan.
  2. Lo lắng.
  3. Hớn hở.
  4. Vui mừng.

Câu 2: Từ “gặt chữ” trong câu gặt chữ trên đỉnh trời ám chỉ điều gì?

  1. Đi học hiểu bài.
  2. Học nhiều chữ.
  3. Đi học tiếp thu kiến thức.
  4. Học chữ thành công.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 15: Bài đọc: Gặt chữ trên non. Luyện từ và câu: Cách dùng và công dụng của từ điển. Viết bài văn kể lại một câu chuyện chuyện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay