Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 16 Đọc: Trước ngày xa quê

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16 Đọc: Trước ngày xa quê. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ

ĐỌC: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ có biểu hiện như thế nào khi bố quyết định cho lên thành phố học?

  1. Vui vẻ hào hứng.
  2. Òa khóc như khi bị đòn oan.
  3. Phấn khởi chạy khoe khắp làng.
  4. Rơm rớm nước mắt.

Câu 2: Chiều trước ngày xa quê, ai đã đến tiễn bạn nhỏ?

  1. Ông bà, chú dì.
  2. Họ hàng, làng xóm.
  3. Ông bà, bạn bè.
  4. Thầy giáo, bạn bè.

Câu 3: Chi tiết nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học?

  1. Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải lên đường.
  2. Nước mắt tôi ứa ra. Không, tôi không thích đi.
  3. Tôi chỉ muốn được ở đây giữa các bạn và thầy giáo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bạn nhỏ cùng với các bạn của mình nói chuyện gì?

  1. Thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm vừa qua và ngần ngơ hỏi nhau thành phố sắp đến như thế nào.
  2. Cười đùa ôn lại chuyện xưa.
  3. Vui vẻ nhắc lại những trò đùa nghịch ngợm cùng nhau.
  4. Mơ mộng về tương lai phía trước.

Câu 5: Hình ảnh về thành phố sắp đến hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào?

  1. Nơi đó có những ánh đèn rực rỡ lấp lánh trên đường xóa tan đêm tối.
  2. Nơi đó có những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường nhựa phẳng lì.
  3. Nơi đó có những chiếc xe ô tô sang trọng cứ nối tiếp nhau mà đi trên đường.
  4. Nơi đó có những tòa nhà chọc trời, có những khu mua sắm rộng lớn.

Câu 6: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê?

  1. Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt.
  2. Những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng.
  3. C. Con đường làng gồ ghề, đầy ổ chuột.
  4. D. Cả A và B.

Câu 7: Buổi chia tay của bạn nhỏ kéo dài đến lúc nào?

  1. Đến khi trời mưa.
  2. Đến khi vào chiều.
  3. Đến khi trời tối mịt.
  4. Đến tận đêm khuya.

Câu 8: Tại sao bạn nhỏ với các bạn của mình còn muốn ngồi với nhau nữa nhưng thầy lại nhắc các bạn về?

  1. Vì mai bạn nhỏ phải lên đường sớm.
  2. Vì trời đã tối muộn.
  3. Vì mai các bạn phải đi học sớm.
  4. Vì các bạn phải về làm bài tập.

Câu 9: Thầy giáo đã làm gì khi thấy bạn nhỏ khóc?

  1. Thầy an ủi động viên bạn nhỏ.
  2. Thầy hứa sẽ lên thành phố thăm bạn nhỏ.
  3. Thầy lau nước mắt, xoa đầu và nắm tay bạn nhỏ an ủi.
  4. Thầy tặng quà cho bạn nhỏ.

Câu 10: Từ gồ ghề có nghĩa là gì? (sử dụng từ điển để tìm nghĩa)

  1. Gập ghềnh khúc khuỷu.
  2. Không bằng phẳng.
  3. Lông chông, gập ghềnh.
  4. Lông chông, lồi lõm, chỗ cao chỗ thấp.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nội dung chính của câu chuyện Trước ngày xa quê là gì?

  1. Cảm nhận của bạn nhỏ khi biết được mình phải rời xa quê hương yêu dấu.
  2. Cuộc chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và bạn bè.
  3. Quá trình chuẩn bị lên thành phố của bạn nhỏ.
  4. Diễn biến tâm trạng của bạn nhỏ khi biết mình phải rời quê lên thành phố và chia tay thầy giáo, bạn bè.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ lại không muốn xa quê?

  1. Vì quê hương là nơi bạn nhỏ đã từng đội nắng đội gió mà lớn lên với tình thương yêu vô hạn.
  2. Vì bạn nhỏ không nỡ xa mọi người ở quê.
  3. Vì ở quê bạn nhỏ cảm thấy mình được yêu thương chiều chuộng.
  4. Vì bạn nhỏ không muốn rời xa nơi mình đang sống, không nỡ rời xa thầy giáo, bạn bè nơi này.

Câu 3: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt?

  1. Các bạn không cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn.
  2. Thầy thì nói chuyện với bố mẹ của bạn nhỏ còn bạn nhỏ cùng các bạn mình thầm ôn lại kỉ niệm.
  3. Thầy giáo đến bên lau nước mắt cho bạn nhỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác liên quan đến nội dung của câu chuyện?

  1. Bạn nhỏ trong câu chuyện không muốn xa quê hương của mình.
  2. Bạn nhỏ trong câu chuyện buồn vì bố không cho lên thành phố.
  3. Hè đến bạn nhỏ trông được về quê chơi.
  4. Bạn nhỏ ngập tràn niềm vui khi biết mình sắp được lên thành phố.

Câu 5: Câu nói “bao giờ nghỉ hè, em sẽ lại được về đây chơi với thầy và các bạn” của thầy giáo nhằm mục đích gì?

  1. Dỗ dành bạn nhỏ.
  2. Tạm biệt bạn nhỏ.
  3. An ủi, động viên bạn nhỏ.
  4. Chào bạn nhỏ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Trước ngày xa quê muốn gửi gắm điều gì tới chúng ta?

  1. Tự tin là chính mình.
  2. Quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kì lạ với tất cả chúng ta.
  3. Học cách để làm quen với cuộc sống mới.
  4. Học cách chấp nhận những nỗi đau.

Câu 2: Qua câu chuyện trên, có thể thấy quê hương là nơi như nào?

  1. Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn.
  2. Quê hương là nơi để trở về.
  3. Quê hương là nơi ta lớn lên với tình yêu thương vô bờ.
  4. Tất cả các đáp trên.

Câu 3: Tìm động từ trong câu sau “những chiếc xe sang trọng phóng vun vút trên đường nhựa phẳng lì”?

  1. Sang trọng.
  2. Vun vút.
  3. Phẳng lì.
  4. Phóng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây có các từ gạch chân đều là danh từ?

  1. Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt.
  2. B. Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt.
  3. C. Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt.
  4. D. Con đường làng gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt.

Câu 2: Đâu là động từ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ?

  1. Thích.
  2. Nói.
  3. Vui.
  4. Buồn.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 16: Bài đọc: Trước ngày xa quê. Luyện tập về danh từ và động từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay