Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI: 19

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tên tài liệu,...
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Kí hiệu của dấu ngoặc kép là?

  1. “ ”
  2. ( )
  3. [ ]
  4. { }

Câu 3: Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu nào?

  1. Dấu ngoặc vuông
  2. Dấu ngoặc đơn
  3. Dấu ngoặc kép
  4. Dấu hai chấm

Câu 4: Câu văn sau sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Đúng hay sai?

Thế là ô tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!”. (Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 5: Đâu không phải là công dụng của dấu ngoặc kép?

  1. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn
  4. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn... Phỗng”, ... (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

  1. “Điếu, mày”
  2. “Dạ”, “Ừ”
  3. “Bẩm, bốc”
  4. “Thất văn... Phỗng”

Câu 2: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,... (Đức tính giản dị của Bác Hồ)

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  3. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
  4. Cả ba nội dung trên đều sai.

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn, tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh và phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là khi mà xã hội ấy đang chạy theo lối sống "Âu hoá" với các phong trào "cải cách y phục", "giải phóng nữ quyền", "thể thao phụ nữ",...như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp "mốt". (Theo Nguyễn Hoành Khung)

  1. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
  2. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  3. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 4: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

  1. Đặt đầu câu
  2. Đặt cuối câu
  3. Đặt từ “... lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
  4. Đặt từ “... cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.”

Câu 5: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

  1. Đặt đầu câu
  2. Đặt cuối câu
  3. Đặt từ "Tôi sẽ cố.." đến hết câu
  4. Đặt từ "đây là cái vườn..." đến hết câu

Câu 6: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

  1. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức "tiết kiệm" vôi vữa.
  2. Cả bầy ong cùng nhau "xây tổ". Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
  3. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa".
  4. Cả bầy ong "cùng nhau" xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

Câu 7: Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Qua tìm hiểu câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”, chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn. (Trần Đình Sử)

  1. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  2. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
  3. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.

Câu 8: Câu nào dưới đây sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt ?

  1. Cuộc họp đang đến hồi “gay cấn”.
  2. Cậu ta đứng dậy, mắt nhìn về phía lớp trưởng, dõng dạc: “Theo tôi, tình hình mất trật tự của lớp cần được khắc phục ngay”.
  3. Cô gái nói vẻ chậm rãi, dịu dàng: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học.”
  4. Em rất mê truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.

Câu 9: Câu nào dưới đây có sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu ý nghĩ của nhân vật?

  1. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,... ra đời.
  2. Minh nghĩ: “Nhất định kì thi này mình sẽ đạt điểm cao”
  3. Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.
  4. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn ,tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.

Câu 10: Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp

1. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?

a) Khi lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

2. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng kết hợp với dấu hai chấm?

b) Khi lời nói trực tiếp chỉ gồm một từ hay một cụm từ.

  1. 1-b; 2-a
  2. 1-a; 2-b

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đọc câu sau và xác định nên đặt dấu ngoặc kép vào từ hay cụm từ nào?

- Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!

  1. - “Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!”
  2. - “Cóc Tía”, con đọc lại cho cả lớp nghe bài Luân lí kì trước đi!
  3. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí” kì trước đi!
  4. - Cóc Tía, con đọc lại cho cả lớp nghe bài “Luân lí kì trước đi”!

Câu 2: Giải thích vì sao đoạn trích dưới đây có sử dụng dấu ngoặc kép?

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai  cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

  1. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai.
  2. Dấu ngoặc kép vì đây là từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (Bác Hồ mong muốn nước ta dành được độc lập, tự do, hạnh phúc)
  3. Dấu ngoặc kép vì đây là lời dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn câu nói của Bác)
  4. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn.

Câu 3: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

  1. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
  2. "Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"
  3. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.
  4. Giờ ông lão trắng tay, "mất" tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích dưới đây

“Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

  1. Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói nhân vật: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Lời nói của nhân vật tưởng tượng ra nhằm bêu xấu bọn thực dân Pháp
  2. Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những ngữ có ý mỉa mai: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Mỉa mai sự bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp.
  3. Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những lời trích dẫn của nhân vật: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
  4. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.

 

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 19: Đi hội chùa Hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay