Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25 Đọc: Bay cùng ước mơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25 Đọc: Bay cùng ước mơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠBÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠĐỌC: BAY CÙNG ƯỚC MƠ
ĐỌC: BAY CÙNG ƯỚC MƠ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Bay cùng ước mơ của tác giả nào?
- Văn Thành Lê.
- Tô Hoài.
- Nguyễn Nhật Ánh.
- Nguyễn Ngọc Tư.
Câu 2: Các bạn nhỏ đã làm gì sau khi chơi đuổi bắt?
- Về nhà làm bài tập.
- Nằm lăn ra bãi cỏ ở lưng đồi.
- Nói chuyện về tương lai.
- Về nhà ngủ.
Câu 3: Các bạn nhỏ nhìn thấy khung cảnh ngôi làng như thế nào?
- Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô.
- Những rặng dừa cao vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm.
- Những vườn mía lá xanh rờn, những vườn rau xanh mướt với rất nhiều bù nhìn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Bầu trời được miêu tả như thế nào?
- Cao vời vợi.
- Xanh thăm thẳm.
- Mây đen kịt.
- Cả A và B.
Câu 5: Ước mơ ban đầu của Tuyết là gì?
- Làm cô giáo.
- Làm phi công.
- Làm họa sĩ.
- Làm bác sĩ.
Câu 6: Điệp mơ làm gì?
- Làm bác sĩ.
- Làm y tá.
- Làm phi công.
- Làm điệp viên.
Câu 7: Các bạn nhỏ nói về ước mơ của mình đến khi nào?
- Đến khi những hạt mưa rơi xuống thảm cỏ xanh.
- Đến khi hoàng hôn buông xuống.
- Đến khi những tia nắng cuối ngày nấp sau lưng đồi.
- Đến khi trời tối thui như mực.
Câu 8: Đêm ấy, bạn nhỏ mơ thấy gì?
- Các ước mơ như những quả bóng bay lớn đủ màu sắc, chao liệng khắp trời.
- Cả hội bám vào những quả bóng ước mơ của mình, lửng lơ bay lên.
- Cả hội ai cũng thực hiện được ước mơ của mình.
- Cả A và B.
Câu 9: Điệp nói ước mơ thì cần gì?
- Ngủ.
- Nghĩ đến nó.
- Mở mắt và mơ thôi.
- Ngủ và mơ đến nó.
Câu 10: Bù nhìn nghĩa là gì?
- Vật vô tri vô giác.
- Vật giả hình người, thường làm bằng rơm, dùng để dọa chim, thú.
- Vật giả hình người làm bằng giấy, vô tri vô giác.
- Vật giả hình con vật làm bằng rơm.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Các bạn nhỏ trong câu chuyện trên nói chuyện gì?
- Nói về những kế hoạch của mình trong tương lai.
- Nói về bài học trên lớp mà thầy giáo giảng.
- Nói về những ước mơ của mình.
- Nói về món ăn mà mình yêu thích.
Câu 2: Vì sao ban đầu Văn lại muốn làm chú bộ đội ngoài đảo?
- Để có thể tha hồ đọc thư của các bạn trẻ tuổi.
- Để tha hồ đọc thư của học sinh gửi cho.
- Để được đi trên biển.
- Để được đi nơi này nơi nọ.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện Bay cùng ước mơ là gì?
- Thể hiện những ước mơ của các bạn nhỏ về tương lai.
- Ca ngợi nét đẹp lao động của con người.
- Cảnh đẹp làng quê trong ấn tượng của các bạn nhỏ.
- Sự phấn khởi, háo hức của các bạn nhỏ khi nói về ước mơ.
Câu 4: Các bạn nhỏ cảm thấy như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?
- Vui vẻ.
- Bình yên.
- Yêu nơi mình sống.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh thể hiện điều gì?
- Những ước mơ của các bạn nhỏ cứ thế xa dần.
- Các bạn nhỏ không thực hiện được ước mơ của mình.
- Ước mơ của các bạn nhỏ giống như những quả bóng bay lên trời xanh, xa vời nhưng cũng thực tế, các bạn nhỏ có thể sẽ thực hiện được ước mơ của mình trong tương lai.
- Tất cả các đáp án trên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Bay cùng ước mơ muốn nói điều gì với chúng ta?
- Tự tin vào bản thân.
- Phải biết yêu thương bản thân mình.
- Hãy cứ mơ ước và để những ước mơ được bay cao, bay xa.
- Khung cảnh làng quê rất đẹp.
Câu 2: Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Các ước mơ như những quả bóng bay lớn đủ màu sắc, chao liệng khắp đồi.
- Nhân hóa.
- So sánh.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
Câu 3: Đâu là tính từ chỉ màu sắc trong câu văn sau?
Những vườn mía lá xanh rờn.
- Vườn.
- Mía lá.
- Xanh rờn.
- Tất cả các đáp án trên.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng có hình ảnh bầu trời?
- Bầu trời mùa thu.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Tập làm văn.
- Trước ngày xa quê.
Câu 2: Từ nào dưới đây vừa là tính từ vừa là từ láy?
- Tím lịm.
- Xanh ngắt.
- Thăm thẳm.
- Cả A và C.