Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 25 Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25 Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 3 phần.
  3. 2 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Các bước làm bài văn miêu tả con vật?

  1. Giới thiệu về con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
  2. Tả về đặc điểm ngoại hình à Tả về hoạt động của con vật.
  3. Giới thiệu về con vật à Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động… của con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
  4. Giới thiệu về con vật à Trao đổi, thảo luận về đặc điểm của con vật à Tả lại.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. A. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  2. B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
  3. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
  4. D. Giới thiệu về con vật.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động của con vật.
  2. B. Tả lại đặc điểm ngoại hình và hoạt động của con vật.
  3. C. Kể lại quá trình hoạt động của con vật.
  4. D. Nêu suy nghĩ về con vật.

Câu 5: Phần kết bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. A. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  2. B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
  3. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
  4. D. Giới thiệu về con vật.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mỗi buổi sáng nắng ấm, chỉ cần nhìn ra chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, là em lại bắt gặp một bóng dáng tròn bụ bẫm đang nằm sưởi nắng. Đó chính là chú mèo yêu quý của em đó.

Chú mèo có tên là Mướp, năm nay đã hơn một tuổi. Chú thuộc giống mèo Anh lông ngắn, nên cũng như bao bạn bè khác, chú có cơ thể to lớn và bộ lông dày, ngắn mịn màng màu xám. Tất nhiên, để chú có thể bụ bẫm đến như vậy, rất nhiều là nhờ vào sự yêu thương, chăm sóc của gia đình em.

Từ khuôn mặt phúng phính, đến cái bụng tròn lẳn, chiếc cổ những ngấn và bốn cái chân to. Chỗ nào của Mướp cũng mềm mại và đáng yêu cực kì. Đôi mắt của chú có màu cam rất kiêu kì, khi ở dưới ánh mặt trời sẽ sáng lên như hổ phách. Cái mõm của chú hơi ngắn, một phần cũng do mập mạp, với cái mũi đen ươn ướt. Trên đầu chú là đôi tai tam giác luôn dựng thẳng rất cảnh giác. Phần tai của chú có phần dày hơn các loài mèo nhà khác. Trán chú khá dô và phẳng. Chú thích nhất là dụi trán vào chân mọi người để đòi được yêu thương.

Bốn cái chân của Mướp không quá dài nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và khỏe. Giúp chú trèo cây hay bật nhảy thật dễ dàng. Dưới bàn bân, là lớp thịt đệm hồng nhạt giúp việc di chuyển yên lặng hơn. Ẩn trong đó là những chiếc móng vuốt sắc nhọn mà bọn chuột hãi hùng. Sau cùng là cái đuôi to bự như một cái chổi lông của mẹ. Bình thường chú sẽ dựng thẳng để cân bằng khi di chuyển. Nếu chú mà vẫy đuôi thì nghĩa là đang vui vẻ và thoải mái lắm đấy.

Cả nhà em, ai cũng thương yêu Mướp và xem chú như một đứa trẻ nhỏ để yêu thương. Đi đâu mọi người cũng nhớ và mua quà về cho chú cả. Thật tuyệt vời khi nhà em có một thành viên đáng yêu như Mướp.

Câu 1: Bài văn trên mở bài theo cách nào?

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài đi thẳng vào vấn đề.
  4. Mở bài vòng vo.

Câu 2: Phần thân bài có mấy đoạn?

  1. 2 đoạn.
  2. 3 đoạn.
  3. 4 đoạn.
  4. 5 đoạn.

Câu 3: Con mèo được miêu tả như thế nào?

  1. Mèo có cơ thể to lớn và bộ lông dày, ngắn mịn màng màu xám.
  2. Khuôn mặt phúng phính, cái bụng tròn lẳn, chiếc cổ những ngấn và bốn cái chân to, đôi mắt màu cam kiêu kì, cái mõm hơi ngắn, mũi đen ươn ướt.
  3. Cái đuôi to bự như một cái chổi lông của mẹ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Mèo dụi trán vào chân mọi người để làm gì?

  1. Đòi cho ăn.
  2. Đòi được yêu thương.
  3. Đòi bế.
  4. Đòi ra ngoài.

Câu 5: Phần kết bài thuộc kiểu nào?

  1. Kết bài đóng.
  2. Kết bài mở.
  3. Kết bài mở rộng.
  4. Kết bài không mở rộng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Dưới đây đâu là mở bài gián tiếp?

  1. Su là chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.
  2. Nhà em có một chú rùa nhỏ vô cùng đáng yêu.
  3. Trước đây, em luôn nghĩ rùa không đáng yêu vì đó là loài vật chậm chạp, nặng nề. Nhưng em đã thay đổi khi gặp Su. Su là chú rùa nhỏ ở nhà ông bà em. Chơi với Su, em phát hiện ra Su là con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất mà em từng gặp.
  4. Em không thích chơi với rùa cho đến khi gặp Su.

Câu 2: Dưới đây đâu là kết bài mở rộng?

  1. Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.
  2. Em thích chú rùa Su nhà em lắm.
  3. Cả nhà em ai cũng thích chú rùa Su hết và em cũng cực kì thích chú.
  4. Mỗi khi sang nhà ông bà chơi, em lại chăm sóc và chơi đùa với Su. Từ ngày có Su, em thường tìm đọc sách báo về rùa đá để hiểu hơn về Su. Su đúng là một người bạn thú vị.

Câu 3: Mở bài trực tiếp khác mở bài gián tiếp như thế nào?

  1. Mở bài trực tiếp là giới thiệu trực tiếp con vật mình định tả, còn mở bài gián tiếp là dẫn dắt để giới thiệu con vật mình định tả.
  2. Mở bài gián tiếp là giới thiệu trực tiếp con vật mình định tả, còn mở bài trực tiếp là dẫn dắt để giới thiệu con vật mình định tả.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Từ nào sau đây miêu tả đặc điểm của con vật?

  1. Béo lú.
  2. Liêu xiêu.
  3. Lom khom.
  4. Lom dom.

Câu 2: Các từ ngữ miêu tả đặc điểm của con vật thuộc từ loại nào?

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 25: Bài đọc: Bay cùng ước mơ. Luyện từ và câu - Luyện tập về tính từ. Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay