Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 28 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 28 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠBÀI 28: BỐN MÙA MƠ ƯỚCVIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 3 phần.
- 2 phần.
- 1 phần.
Câu 2: Các bước làm bài văn miêu tả con vật?
- Giới thiệu về con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
- Tả về đặc điểm ngoại hình à Tả về hoạt động của con vật.
- Giới thiệu về con vật à Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động… của con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
- Giới thiệu về con vật à Trao đổi, thảo luận về đặc điểm của con vật à Tả lại.
Câu 3: Phần mở bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?
- A. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
- B. Giới thiệu về con vật.
- C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
- D. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
Câu 4: Phần thân bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?
- Thuật lại các hoạt động của con vật.
- B. Kể lại quá trình hoạt động của con vật.
- C. Nêu suy nghĩ về con vật.
- D. Tả lại đặc điểm ngoại hình và hoạt động của con vật.
Câu 5: Phần kết bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?
- A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
- B. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
- Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
- D. Giới thiệu về con vật.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi.
Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.
Câu 1: Cần làm gì ở bước chuẩn bị?
- Lựa chọn con vật để miêu tả.
- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
- Lựa chọn trình tự miêu tả.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Khi miêu tả đặc điểm của con vật, cần miêu tả những gì?
- Đặc điểm ngoại hình (tả bao quát và tả chi tiết).
- Hoạt động và thói quen.
- Miêu tả kĩ những đặc điểm nổi bật của con vật.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu sau đây có thể nằm ở phần nào của bài văn?
Em rất thương chú ngựa bị lạc đàn. Em mong chú sẽ sớm tìm được gia đình của mình.
- Phần mở bài.
- Phần thân bài.
- Phần kết bài.
- Phần triển khai.
Câu 4: Khi lập xong dàn ý, cần làm gì?
- Đọc và soát lỗi câu.
- Chỉnh sửa lại bài nếu có chỗ nào chưa hợp lí.
- Kiểm tra xem các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí chưa.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu sau đây thuộc kiểu kết bài nào?
Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.
- Kết bài đóng.
- Kết bài mở.
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Dưới đây đâu là mở bài gián tiếp?
- Su là chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.
- Nhà em có một chú rùa nhỏ vô cùng đáng yêu.
- Trước đây, em luôn nghĩ rùa không đáng yêu vì đó là loài vật chậm chạp, nặng nề. Nhưng em đã thay đổi khi gặp Su. Su là chú rùa nhỏ ở nhà ông bà em. Chơi với Su, em phát hiện ra Su là con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất mà em từng gặp.
- Em không thích chơi với rùa cho đến khi gặp Su.
Câu 2: Những từ gạch chân trong đoạn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất.
- Đặc điểm về hình dáng.
- Đặc điểm về màu sắc.
- Đặc điểm về tính cách.
- Đặc điểm về thói quen.
Câu 3: Mở bài trực tiếp khác mở bài gián tiếp như thế nào?
- Mở bài trực tiếp là giới thiệu trực tiếp con vật mình định tả, còn mở bài gián tiếp là dẫn dắt để giới thiệu con vật mình định tả.
- Mở bài gián tiếp là giới thiệu trực tiếp con vật mình định tả, còn mở bài trực tiếp là dẫn dắt để giới thiệu con vật mình định tả.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Từ nào sau đây miêu tả đặc điểm của con vật?
- Tròn xoe.
- Liêu xiêu.
- Lom khom.
- Lom dom.
Câu 2: Các từ ngữ miêu tả đặc điểm của con vật thuộc từ loại nào?
- Danh từ.
- Động từ.
- Tính từ.
- Hư từ.