Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 29 Viết: Viết bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29 Viết: Viết bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

BÀI 29: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 3 phần.
  3. 2 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Các bước làm bài văn miêu tả con vật?

  1. Giới thiệu về con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
  2. Tả về đặc điểm ngoại hình à Tả về hoạt động của con vật.
  3. Giới thiệu về con vật à Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động… của con vật à Nêu suy nghĩ, cảm xúc về con vật.
  4. Giới thiệu về con vật à Trao đổi, thảo luận về đặc điểm của con vật à Tả lại.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. A. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  2. B. Giới thiệu về con vật.
  3. C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
  4. D. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. Thuật lại các hoạt động của con vật.
  2. B. Tả lại đặc điểm ngoại hình và hoạt động của con vật.
  3. C. Kể lại quá trình hoạt động của con vật.
  4. D. Nêu suy nghĩ về con vật.

Câu 5: Phần kết bài của bài văn miêu tả con vật cần làm gì?

  1. A. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về con vật.
  2. B. Tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,… của con vật.
  3. Tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó.
  4. D. Giới thiệu về con vật.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Năm nay, bố đã đặc biệt tặng em một chú bồ câu xinh xắn, màu trắng muốt. Em đã đặt tên cho nó là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết đã ở cùng em được sáu tháng. Hồi mới về, chú còn là một chú chim bé xíu, nay chú đã trở lên to lớn, trưởng thành rồi.

Bạch Tuyết của em có bộ lông màu trắng muốt, không hề có một sợi lông màu khác trên cơ thể. Thân chú thon thon như hình thoi, nhỏ nhắn như một chiếc bình hoa xinh xắn ở trong nhà của em. Với bộ lông trắng muốt của mình, mỗi lần chú vút lên bầu trời bay lượn thì thật là nổi bật. Những sợi lông trắng tinh, cứng cáp như những chiếc chổi nhỏ, xếp đều lên thân mình và đôi cánh của chú. Lớp lông ấy còn không thấm nước và óng mượt vô cùng. Đôi cánh của Bạch Tuyết trông nhỏ nhắn là thế nhưng lúc xòe ra lại to rộng vô cùng. Cái đầu của Bạch Tuyết rất nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, luôn xoay qua xoay lại giúp chú có thể nhìn được ở mọi hướng. hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời.

Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời vừa thức giấc, chú gà trống cất tiếng gáy vang thì Bạch Tuyết cũng gù lên một tiếng thật vang vọng rồi bay vút lên bầu trời trong xanh. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chú lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng. Đôi cánh tung ra xòe rộng rồi khi đậu xuống lại được xếp lại thật gọn gàng.

Em rất yêu chú bồ câu Bạch Tuyết nhà mình. Em hi vọng Bạch Tuyết sẽ luôn khỏe mạnh để cùng em trưởng thành.

Câu 1: Bài văn trên mở bài theo cách nào?

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài đi thẳng vào vấn đề.
  4. Mở bài vòng vo.

Câu 2: Phần thân bài có mấy đoạn?

  1. 2 đoạn.
  2. 3 đoạn.
  3. 4 đoạn.
  4. 5 đoạn.

Câu 3: Chim bồ câu được miêu tả như thế nào?

  1. Lông màu trắng muốt.
  2. Thân thon thon như hình thoi, đầu nhỏ nhưng lại rất linh hoạt.
  3. Hai con mắt như hai hạt đỗ đen lóng lánh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chim bồ câu làm gì vào mỗi sáng?

  1. Lượn quanh rừng một vòng.
  2. Bay đi tìm đồ ăn.
  3. Lượn vòng quanh một hồi rồi trở lại căn nhà màu xanh với những ô cửa hình tròn của mình để ăn sáng.
  4. Lượn quanh nhà để tìm đồ ăn.

Câu 5: Phần kết bài thuộc kiểu nào?

  1. Kết bài đóng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài mở.
  4. Kết bài mở rộng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Để cải thiện đời sống, nhà em có nuôi một chú lợn thuộc giống lợn lai.

Con lợn có màu da trắng hồng. Khi mới mang về, nó nặng chừng mười ki-lô-gam. Đến nay, mới ba tháng mà nó đã nặng gần sáu mươi ki-lô-gam. Chú lợn này có chiếc mõm dài trông thật đáng yêu. Trên mõm chú còn có hai lỗ mũi lúc nào cũng ướt. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì táp thức ăn, lúc thì kêu eng éc. Hai tai lợn to bằng hai bàn tay em cụp xuống. Đôi mắt lợn thì lúc nào cũng ti hí. Thân lợn thon và dài. Em thường cho nó ăn no nên bụng chú lợn lúc nào cũng căng tròn. Cuối thân lợn có một cái đuôi be bé. Chót đuôi cỏ một chùm lông trông như cây chổi cùn bé tí. Cái đuôi ấy luôn luôn phe phẩy để đuổi ruồi muỗi.

Con lợn nhà em phàm ăn lắm. Mỗi lần má em cho lợn ăn, nó uống cạn hết nước rồi mới ăn phần cái. Khi ăn, chiếc đuôi cứ ngoe nguẩy ra chiều mừng rỡ. Để cho lợn chóng lớn, má em cho lợn ăn cám trộn với rau, với chuối, đôi khi còn thêm cả cá khô. Ba em thường tắm cho lợn trước khi cho nó ăn. Bốn chân lợn cao và chắc khỏe, nhiều thịt. Con lợn nhà em dễ thương lắm. Mỗi lần em vuốt ve trên mình là nó nằm xuống ngay.

Từ ngày nuôi lợn, gia đình em bận rộn thêm nhưng rất vui. Em thường giúp ba má chăm sóc lợn như cho lợn ăn, phụ dọn vệ sinh chuồng trại. Ba má em thường bảo: “Con lợn này mau lớn, chắc sẽ giúp gia đình ta giải quyết đỡ khó khăn về kinh tế. Em tin là như vậy.

Câu 1: Bài văn trên tả về con vật gì?

  1. Con cún.
  2. Con rùa.
  3. Con lợn.
  4. Con chim.

Câu 2: Dưới đây đâu là đặc điểm ngoại hình của con vật được miêu tả?

  1. Mõm không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì táp thức ăn, lúc thì kêu eng éc.
  2. Hai tai to bằng hai bàn tay em cụp xuống. Đôi mắt thì lúc nào cũng ti hí.
  3. Thân thon và dài.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Dưới đây đâu là hoạt động, thói quen của con vật được miêu tả?

  1. Ăn.
  2. Nằm.
  3. Cả A và B.
  4. Không có đáp án đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Từ nào sau đây miêu tả đặc điểm của con vật?

  1. Tròn xoe.
  2. Nhẹ nhàng.
  3. Dịu êm.
  4. Lom dom.

Câu 2: Các từ ngữ miêu tả đặc điểm của con vật thuộc từ loại nào?

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.
  4. Hư từ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 29: Bài đọc: Ở Vương quốc Tương Lai. Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang. Viết bài văn miêu tả con vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay