Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Tốc độ truyền sóng là:
A. tốc độ lan truyền dao động trong không gian
B. vận tốc truyền dao động
C. sự nhanh hay chậm của chuyển động
D. cả 3 đáp án đều sai
Câu 2: Sự lệch pha của các phần tử dao động trên phương truyền sóng tạo nên:
A. hình ảnh của sóng
B. bước sóng
C. tốc độ truyền âm
D. đáp án khác
Câu 3: Một sóng cơ dao động có bước sóng là . Khoảng cách giữa n ngọn sóng liên tiếp là:
A. n bước sóng
B. n – 1 bước sóng
C. n + 1 bước sóng
D. 2n bước sóng
Câu 4: Chọn Câu trả lời sai
A. Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian.
B. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất.
C. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T.
D. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là λ.
Câu 5: Trong hiện tượng giao thoa sóng, những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn kết hợp tới là: (với k ∈ Z)
A. d2 – d1 = kλ/2
B. d2 – d1 = (2k+1)λ/2
C. d2 – d1 = kλ
D. d2 – d1 = (2k+1)λ/4
Câu 6: Sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn và lỏng.
B. lỏng và khí.
C. rắn, lỏng và khí.
D. rắn, lỏng, khí và chân không.
Câu 7: Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền trong 1 (s).
B. khoảng cách giữa hai điểm có li độ bằng không.
C. khoảng cách giữa hai bụng sóng.
D. quãng đường sóng truyền đi trong một chu kỳ.
Câu 8: Một sóng cơ học có biên độ không đổi A, bước sóng λ. Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 4 lần tốc độ truyền sóng khi
A. λ =
B. λ =
C. λ =
D. λ =
Câu 9: Một sóng ngang có bước sóng λ truyền trên sợi dây dài, qua điểm M rồi đến điểm N cách nhau 65,75λ. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ
A. âm và đang đi xuống.
B. âm và đang đi lên.
C. dương và đang đi xuống.
D. dương và đang đi lên.
Câu 10: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 27 s. Chu kì của sóng biển là
A. 2,8 s.
B. 2,7 s.
C. 2,45 s.
D. 3 s
Câu 11: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = A cos (0,02x – 2t) trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s. Bước sóng là
A. 50 cm.
B. 100 cm.
C. 200 cm.
D. 5 cm.
Câu 12: Thế nào là 2 sóng kết hợp?
A. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
Câu 13: Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có:
A. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
B. hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.
C. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ gặp nhau.
D. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng pha, cùng pha gặp nhau.
Câu 14: Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng dao động cùng phương, cùng
A. biên độ.
B. tần số.
C. pha ban đầu.
D. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Câu 15: Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp đồng pha, gọi d1,d2 lần lượt là khoảng cách từ hai nguồn sóng đến điểm thuộc vùng giao thoa. Những điểm trong môi trường truyền sóng là cực đại giao thoa khi hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn tới là
A. d2 – d1= kλ với k = 0, ±1, ±2...
B. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...
C. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...
D. d2 – d1= với k = 0, ±1, ±2...
Câu 16: ............................................
............................................
............................................