Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo ôn tập chương 3: Điện trường (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Điện trường (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

 

Câu 1: xét quả cầu kim loại nhỏ có điện tích -3,2.10-7 C. Quả cầu này thừa hay thiếu bao nhiêu electron

  1. Thừa 2.1012
  2. Thiếu 2.1012
  3. Thừa 4.1012
  4. Thiếu 4.1012

Câu 2: Cường độ điện trường do một điện tích điểm sinh ra tại A và B nằm trên cùng một đường sức lần lượt là 25V/m và 49V/m. Cường độ điện trường EM do điện tích nói trên sinh ra  tại điểm M (M là trung điểm của đoạn AB) có giá trị bằng

  1. 34V/m
  2. 12V/m
  3. 16,6V/m
  4. 37V/m

Câu 3: Trong điện trường của điện tích Q cố định, dưới tác dụng của lực điện kéo electron từ điểm M và với vận tốc ban đầu bằng 0, dịch chuyển theo đường thẳng về phía điện tích Q>0. Tính tốc độ của electron  khi còn cách điện tích Q một khoảng 1m.

  1. 2.k.q.Q (m/s)
  2. (m/s)
  3. (m/s)
  4. k.q.Q (m/s)

Câu 4: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20F, số liệu đó cho biết

  1. Điện tích cực đại của tụ
  2. Điện dung của tụ
  3. Điện tích của tụ
  4. Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ

Câu 5: Trong một đèn flash chụp ảnh đơn giản, người ta sử dụng một tụ điện để phát ra một chùm sáng với cường độ đủ lớn trong thời gian ngắn. Giả sử tụ điện được sử dụng có điện dung 0,2F được sạc bằng pin 9,0V sau đó tụ phóng điện trong 0,001s. Công suất phóng của tụ điện là

  1. 8,1W
  2. 81W
  3. 810W
  4. 8100W

Câu 6: Hai điện tích trái dấu sẽ:

  1. hút nhau.
  2. đẩy nhau.
  3. không tương tác với nhau.
  4. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 7: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

  1. hút nhau một lực 5 N.          
  2. hút nhau một lực 45 N.
  3. đẩy nhau một lực 45 N.                 
  4. đẩy nhau một lực 9 N.

Câu 8: Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:

  1. 2.10-7C
  2. 2.10-3C
  3. -2.10-7C
  4. -2.10-3C

Câu 9: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:

  1. 20cm
  2. 10cm
  3. 25cm
  4. 15cm

Câu 10: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

  1. V.          
  2. V.m.      
  3. V/m.      
  4. N

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
  2. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
  3. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng
  4. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 12: Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

  1. 100 V/m, từ trái sang phải.                     
  2. 100 V/m, từ phải sang trái.
  3. 1000 V/m, từ trái sang phải.          
  4. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 13: Nối hai cực của nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 50V lên hai bản của tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 5cm. Trong vùng không gian giữa hai bản tụ, 1 proton có điện tích 1,6.10-19C và khối lượng 1,67.10-27 kg, chuyển động từ điểm M cách bản âm của tụ điện 4cm  đến điểm N cách bản âm của tụ 1cm. Biết tốc độ của proton tại M bằng 105 m/s. Tốc độ của proton tại N bằng:

  1. 1,25.105m/s
  2. 3,25.105m/s
  3. 1,75.105m/s
  4. 1,55.105m/s

Câu 14: Lực điện trường là:

  1. Lực thế
  2. Lực hấp dẫn
  3. Lực đàn hồi
  4. Lực ma sát

Câu 15: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 3 lần thì công của lực điện trường

  1. tăng 2 lần.                 
  2. tăng 3 lần.                 
  3. không đổi.                 
  4. giảm 3 lần.

Câu 16: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  1. 2 mJ.                        
  2. 1 mJ.
  3. 1000 J.                      
  4. 2000 J.

Câu 17: Một electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.

  1. 1,6.10-18J
  2. 2,6.10-16J
  3. -1,6.10-18J
  4. 3,6.10-18J

Câu 18: Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  1. C = QU         
  2.  C = QU
  3.  C = UQ
  4. C =  2QU

Câu 19: Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do

  1. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
  2. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
  3. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
  4. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.

Câu 20: Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 10-5 C. Điện dung của tụ là

  1. 2 μF.                
  2. 2 mF.              
  3. 2 F.                           
  4. 2 nF.

Câu 21: Tụ điện có điện dung C1 = 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Tụ điện có điện dung C= 1µF được tích điện ở hiệu điện thế 15V . Sau đó ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cùng dấu của hai tụ với nhau. Điện tích của mỗi tụ sau khi nối là:

  1. Q’1=2,6C; Q’2=1,3C
  2. Q’1=2,6.10-5C; Q’2=1,3.10-5C
  3. Q’1=2,4.10-5C; Q’2=1,5.10-5C
  4. Q’1=2,4C; Q’2=1,5C

Câu 22: Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:

  1. C = QU         
  2.  C =
  3.  C = UQ
  4. C =  2QU

Câu 23: Tìm phát biểu sai

  1. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định
  2. tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch
  3. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện
  4. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó

Câu 24: Trên vỏ một tụ điện có ghi 5µF - 220V. Nối hai bản tụ với hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện tích là:

  1. 12.10-4 C.
  2. 1,2.10-4 C.
  3. 6.10-4 C.
  4. 0,6 .10-4 C.

Câu 25: Hai tụ điện có điện dung C1 = 0,4 (μF), C2 = 0,6 (μF) ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U < 60 (V) thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5 (C). Hiệu điện thế của nguồn điện là:

  1. U = 75 (V)
  2. U = 50 (V)
  3. U = 7,5.10-5(V)
  4. U = 5.10-4(V)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay