Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Trong một quá trình chỉ có trao đổi nhiệt mà không thực hiện công nào, mối liên hệ giữa sự biến đổi nội năng (ΔU) và nhiệt lượng nhận được (Q) được diễn đạt bởi công thức nào sau đây?
A. ΔU = 0.
B. ΔU < Q.
C. ΔU > Q.
D. ΔU = Q.
Câu 2: Với cùng một chất, quá trình chuyển đổi trạng thái nào có tác dụng làm suy giảm rõ rệt lực liên kết giữa các phân tử nhất?
A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
C. Hóa hơi.
D. Ngưng tụ.
Câu 3: Trong số các phát biểu dưới đây về nhiệt dung riêng của một chất, phát biểu nào không chính xác?
A. Được đo bằng đơn vị J/kg.K.
B. Nhiệt dung riêng được kí hiệu là Q.
C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là: Q = mcΔt.
D. Vật làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ thì dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi.
Câu 4: Theo định nghĩa, nhiệt hóa hơi riêng là lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển đổi hoàn toàn 1 kg chất lỏng thành khí ở một nhiệt độ nhất định. Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi giá trị của nhiệt hóa hơi riêng?
A. Áp suất.
B. Bản chất của chất lỏng.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 5: Trong việc mô tả nhiệt hóa hơi riêng của một chất, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Được kí hiệu là L.
B. Chất lỏng có thể hóa hơi ở các nhiệt độ khác nhau.
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt hóa hơi như nhau.
D. Được đo bằng đơn vị J/kg.
Câu 6: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2260.106 J/kg có nghĩa là gì?
A. 1 kg nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
B. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa lỏng.
C. 1 kg nước tỏa ra nhiệt lượng 2260.106 J khi hóa hơi hoàn toàn.
D. 1 kg nước cần thu nhiệt lượng 2260.106 J để hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
Câu 7: Nhiệt nóng chảy của chì là 0,25.105 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 5 kg chì là
A. 1,25.106 J.
B. 125 000 kJ.
C. 12 500 J.
D. 125 kJ.
Câu 8: Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 5 tạ đồng từ 350C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
A. 2,895.104 J.
B. 2,895.102 J.
C. 2,895.108 J.
D. 2,895.106 J.
Câu 9: Thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 270C trong một lò nung điện có công suất 25 000 W là bao nhiêu? Lò nung này chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Biết nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của đồng là 10850C, nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
A. 41,9 s.
B. 23,3 s.
C. 46,6 s.
D. 83,7 s.
Câu 10: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 300 g, chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 250C được đun trên bếp. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước này là
A. 17,73 kJ.
B. 177,3 kJ.
C. 1773 J.
D. 177,3 J.
Câu 11: Người ta thực hiện thí nghiệm xác định nhiệt dung riêng của đồng với một miếng đồng kim loại có khối lượng 850 g. Lúc đầu, nhiệt độ của miếng đồng là 120C. Ghi lại thời gian từ khi bật bộ phận đốt nóng đến khi nhiệt độ miếng đồng tăng tới 300C. Sau đó, miếng đồng được làm nguội về nhiệt độ ban đầu và thí nghiệm được lặp lại nhưng thay đổi công suất đốt nóng. Kết quả đo được như sau
Công suất bộ phận đốt nóng (W) | Thời gian đốt nóng (s) |
40 | 146 |
Nhiệt dung riêng của đồng là
A. 380 J/kg.K.
B. 880 J/kg.K.
C. 140 J/kg.K.
D. 800 J/kg.K.
Câu 12: Một người cọ xát một miếng sắt dẹt có khối lượng 100 g trên một tấm đá mài. Sau một khoảng thời gian, miếng sắt nóng thêm 100C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 440 J/kg.K. Tính công mà người này đã thực hiện, giả sử rằng 30% công đó được dùng để làm nóng miếng sắt.
A. 1100 J.
B. 2070 J.
C. 2200 J.
D. 1040 J.
Câu 13: Nhiệt kế nào sau đây có thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân.
B. Nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế cồn.
D. Nhiệt kế dầu.
Câu 14: Nếu dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 250C, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Kelvin là
A. 298 K.
B. 77 K.
C. 25 K.
D. 100 K.
Câu 15: Một vật được làm lạnh từ 500C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?
A. 273 K.
B. 136,5 K.
C. 32 K.
D. 50 K.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................