Trắc nghiệm bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (21 câu)

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

A. Chính quyền đô hộ đã thi hành nhiều chính sách đồng hóa dân tộc ta về văn hóa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán. 

B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán. 

C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.

D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc. 

 

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây không cho thấy chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

A. Tín ngưỡng thời cúng tổ tiên được duy trì và giữ gìn. 

B. Hội làng được tổ chức và diễn ra trong các làng, xã. 

C. Phong tục, tập quán được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, mặc váy yếm, làm bánh chưng, bánh giầy.

D. Người Việt nghe, nói và truyền lại cho con chữ Hán.

 

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là đúng về chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

A. Người Việt học nói tiếng Hán và truyền lại chữ Hán cho con cháu.

B. Một số phong tục, tập quán của người Việt như nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình được xóa bỏ để thay thế bằng phong tục của người Trung Hoa.

C. Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,…tiếp tục được duy trì.

D. Phong tục ăn trầu có từ đời Hùng Vương bị xóa bỏ hoàn toàn. 

 

Câu 4. Những phong tục của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy đến ngày nay:

A. Thờ cúng tổ tiên, hội làng. 

B. Nói, viết bằng tiếng Việt. 

C. Đạo giáo, Phật giáo được truyền bá. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Đâu là biểu hiện của việc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt?

A. Tiếng Việt vẫn được người Việt truyền cho con cháu. Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

B. Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên

C. Những phong tục của người Việt được nhắc đến trong tư liệu trên: xăm mình, têm trầu, ăn trầu, búi tóc, nhuộm răng đen,....

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục nhuộm răng đen.

B. Lễ cày tịch điền.

C. Ăn tết Hàn Thực.

D. Đón tết Trung thu.

 

Câu 7. Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Tục thờ thần – vua.

B. Ăn tết Đoan Ngọ.

C. Tục ăn trầu, xăm mình.

D. Đón tết Trung thu.

 

Câu 8. Tôn giáo nào của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã hòa quện với các tín ngưỡng dân gian?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Ấn Độ giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hồi giáo.

 

Câu 9. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Chữ Hán.

B. Tục xăm mình.

C. Nhuộm răng đen. 

D. Làm bánh chưng.

 

Câu 10. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:

A. Đi học chữ Hán và viết chữ Hán.

B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai.

C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên. 

 

Câu 11. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.

B. Nhuộm răng đen, xăm mình.

C. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

D. Kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt.

 

Câu 12. Điểm nổi bật của văn hóa nước ta thời Bắc thuộc là:

A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. 

B. Nhân dân ta tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách triệt để. 

C. Tiếp thu văn hóa Trung Quốc để phát triển dân tộc. 

D. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.

 

Câu 13. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích:

A. Nâng cao đời sống văn hóa cho người Việt.

B. Làm phong phú thêm nền văn hóa cho người Việt.

C. Đồng hóa về văn hóa đối với người Việt.

D. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. 

 

Câu 14. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đóng hoá dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt người Việt theo phong tục, tập quán của người Hán.

B. Tìm cách xoá bỏ các tập tục lâu đời của người Việt.

C. Du nhập chữ Hán và tư tưởng Nho giáo vào nước ta.

D. Mở nhiều trường học để dạy cho người Việt.

 

Câu 15. Dưới thời kì Bắc thuộc, nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của người Việt vẫn được duy trì, ngoại trừ tục:

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Nhuộm răng đen.

C. Thờ thần - vua.

D. Búi tóc, xăm mình.

 

Câu 16. Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

A. Người Hán sang đô hộ nhưng không quan tâm đến văn hóa.

B. Văn hóa của Người Việt phát triển quá rực rỡ.

C. Truyền thống yêu nước và lòng tự tôn dân tộc.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

Câu 17. Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã chủ động tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ La-tinh.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Pa-li.

 

Câu 18. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

A. Chữ Hán. 

B. Chữ La-tin. 

C. Chữ Phạn. 

D. Chữ hình nêm.

 

Câu 19. Nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào?

A. Làm giấy, chế tạo thủy tinh, làm la bàn.

B. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh, làm thuốc súng, làm la bàn. 

C. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

D. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh, làm gốm, đúc đồng. 

 

Câu 20. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…

B. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.

C. Nhuộm răng đen, xăm mình.

D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.

 

Câu 21. Dưới thời Bắc thuộc, kĩ thuật tiến bộ nào của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam?

A. Làm đồ gốm.

B. Sản xuất muối.

C. Đúc đồng, rèn sắt.

D. Bón phân Bắc trong trồng trọt.

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích :

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

 

Câu 2. Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt:

A. Có tinh thần nồng nàn yêu nước.

B. Không được học tiếng Hán.

C. Khó đồng hóa về văn hóa.

D. Có tinh thần đấu tranh dũng cảm.

 

Câu 3. Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam nhằm:

A. Thủ tiêu văn hóa của người Việt.

B. Phát triển văn hóa của người Việt.

C. Tiếp thu văn hóa của người Việt. 

D. Truyền bá tinh hoa văn hóa của người Trung Quốc. 

 

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được truyền lại cho con cháu.

B. Lễ cày tịch điền vẫn được nhân dân duy trì.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì.

D. Tục nhuộm răng, xăm mình… được bảo tồn.

 

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hoá bản địa thời Bắc thuộc?

A. Người Việt vẫn nghe - nói bằng tiếng Việt.

B. Tục thờ thần - vua vẫn được nhân dân duy trì.

C. Nhân dân vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,... được bảo tồn.

 

Câu 6. Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã:

A. Học chữ Hán và viết chữ Hán.

C. Chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình.

B. Không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. 

D. Tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt.

 

Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống của nền văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

A. Người Việt vẫn bảo tồn và nói tiếng Việt.

B. Tín ngưỡng thờ cúng vẫn được duy trì.

C. Các nghi lễ gắn với nông nghiệp như cày tịch điền vẫn được duy trì.

D. Tục búi tóc, nhuộm răng đen, ăn trầu,…vẫn được bảo tồn. 

 

Câu 8. Nhận định không đúng khi nói về sự phát triển văn hóa dân tộc của người Việt trong thời Bắc thuộc:

A. Người Việt tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài.

B. Phật giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên. 

C. Người Việt truyền dậy tiếng Việt và không tiếp nhận tiếng Hán. 

D. Kĩ thuật làm gồm men học hỏi từ người Hán nhưng vòi ấm được trang bằng hình ảnh đầu gà gần gũi với người Việt.

 

Câu 9. Tôn giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc là:

A. Nho giáo, Phật giáo. 

B. Nho giáo, Đạo giáo. 

C. Thiên chúa giáo, Hồi giáo. 

D. Phật giáo, Đạo giáo.

 

Câu 10. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:

A. Chữ Hán.

B. Chữ La-tin.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Chăm cổ. 

 

Câu 11. Trước sự đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc người Việt đã:

A. Học theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.

B. Bài trừ, không theo lễ nghi, phong tục tập quán của nhà Hán.

C. Sinh hoạt theo nếp sống riêng, không theo lễ nghi, phong tục, tập quán của nhà Hán.

D. Duy trì nếp sống riêng, nhưng có có tiếp thu và cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp.

 

Câu 12. Biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

A. Những cuộc đấu tranh chống lại phương Bắc.

B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn.

C. Đứng đầu làng xã là hào trưởng ngưởi Việt.

D. Lễ hội diễn ra thường xuyên. 

 

Câu 13. Bài thơ sau đây của Hồ Xuân Hương nói đến truyền thống văn hóa nào của người Việt:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôï”.

A. Trồng cau.

B. Ăn trầu.

C. Hội làng.

D. Nhuộm răng. 

 

Câu 14. Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách:

A. Cai trị tàn bạo

B. Đồng hóa.

C. Thân dân.

D. Phân biệt dân tộc.

 

Câu 15. Trước âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc, người Việt:

A. Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.

B. Bỏ phong tục tập quán của người Việt, theo phong tục tập quán của phương Bắc.

C. Sẵn sàng học theo văn hóa của người phương Bắc.

D. Chấp nhận tuân theo những chính sách đồng hóa của phương Bắc. 

 

Câu 16. Ngoài việc giữ gìn được nền văn hóa bản địa của mình, nhân dân ta còn tiếp thu văn hóa Trung Hoa theo hướng:

A. Tiếp thu nguyên bản những yếu tố văn hóa Trung Hoa.

B. Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa.

C. Tiếp thu nguyên bản một số lĩnh vực văn hóa Trung Hoa.

D. Bỏ văn hóa bản địa để học theo văn hóa Trung Hoa. 

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1. Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào?

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”  mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

A. Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.

B. Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi. 

C. Quê hương, Đỗ Trung Quân.

D. Tràng Giang, Huy Cận. 

 

Câu 2. Phong tục tương truyền có từ đòi Hùng Vương, có trong văn hóa giao tiếp của người Việt, thể hiện tình cảm của con người dành cho nhau là:

A. Xăm mình.

B. Ăn trầu.

C. Nhuộm răng đen.

D. Mặc váy yếm. 

 

Câu 3. Phong tục có phong tục có từ thời dựng nước, để tránh không bị thuỷ quái làm hại là:

A. Nhuộm răng đen.

B. Xăm mình.

C. Ăn trầu. 

D. Thờ cúng tổ tiên. 

 

Câu 4. Phong tục được coi là một nét riêng trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt:

A. Mặc áo dài.

B. Đeo trang sức.

C. Đi chân đất.

D. Mặc váy và yếm. 

 

Câu 5. Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Quốc được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc:

A. Nhuộm răng đen.

B. Làm bánh chưng.

C. Chữ viết.

D. Tôn trọng phụ nữ. 

 

Câu 6. Ý không đúng khi nói về sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.

B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.

D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

 

Câu 7. Hãy chỉ ra những phong tục tập của người Việt được nhắc đến trong tư liệu sau: 

“Dân hay vẽ mình…ưa tắm sông nên họ chèo đò lội nước rất giỏi; ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân,…Tiếp khách thì đãi trầu cau”.

A. Vẽ mình, đứng vòng hai tay.

B. Ngồi thì xếp bằng hai chân.

C. Tiếp khách bằng trầu cau.

D. Cả A, B, C đều đúng

 

Câu 8. Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc những lễ, tết nào?

A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.

B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.

C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.

D. Lễ hội té nước, tết Trung thu. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1. Xăm mình là phong tục có từ thời dựng nước. Ý nghĩa của việc nhân dân ta xăm mình là:

A. Không bị thuỷ quái làm hại.

B. Người Việt không quen sống trong môi trường nước

C. Tham gia vào Hội làng.

D. Một bộ phận nhân dân sinh hoạt theo nếp sống riêng.

 

Câu 2. Câu thơ sau nói về phong tục nào của người Việt: “Cái trống mà thủng hai đầu/ Bên ta thời có, bên Tàu thì không”:

A. Xăm mình.

B. Mặc áo dài.

C. Mặc yếm.

D. Mặc váy và yếm. 

 

Câu 3. Nhân dân ta tiếp tu Tết Hàn thực của Trung Quốc trở thành:

A. Tết Trung thu.

B. Tết Đoan ngọ. 

C. Tết giết sâu bọ.

D. Tết Bánh trôi bánh chay. 

 

Câu 4. Ngày Tết giết sâu bọ của người Việt đươc tiếp tu từ phong tục nào của người Trung Quốc:

A. Tết Hàn thực.

B. Tết Đoan ngọ.

C. Tết Trùng dương.

D. Tết Thanh minh. 

 

Câu 5. Tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc là:

A. Tết Nguyên đán.

B. Tết Sum họp gia đình.

C. Tết Nguyên tiêu.

D. Tết Trùng dương. 

 

Câu 6. Nhân dân ta đã tiếp thu từ Trung Quốc:

A. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mưa.

C. Tết Nguyên đán, lễ hội cầu mưa.

B. Tết Nguyên đán, tết Trung thu.

D. Lễ hội tế nước, tết Trung thu.

 

Câu 7. Xác định câu không đúng về nội dung lịch sử:

A. Tục ăn trầu, nhuộm răng đen đã trở thành tập quán truyền thống của người Việt.

B. Món bánh chưng, bánh giầy truyền thống của người Việt thường được làm vào dịp lễ, tết để dàng cúng tổ tiên.

C. Tết Hàn thực từ Trung Quốc được du nhập Việt Nam đã trở thành tết Bánh trôi, bánh chay và được tổ chức vào 5 - 5 âm lịch hàng năm.

D. Tết Trung thu của Trung Quốc và Việt Nam đều là ngày Tết dành riêng cho thiếu nhi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay