Trắc nghiệm bài 20: Vương quốc Phù Nam
Lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 20: Vương quốc Phù Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Lịch sử 6 chân trời sáng tạo
1. NHẬN BIẾT (18 câu)
Câu 1. Đặc điểm của vùng đất là địa bàn của vương quốc cổ Phù Nam là:
A. Thường bị ngập vào mùa mưa khi nước sông dâng lên cao và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.
B. Có phù sa màu mỡ, lớp đất tơi xốp từ sông Mê Công.
C. Quanh năm khô, hạn.
D. Bị xâm nhập mặn từ biển vào.
Câu 2. Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng:
A. Thế kỉ I TCN.
B. Thế kỉ I.
C. Thế kỉ II.
D. Thế kỉ III.
Câu 3. Thương cảng nổi tiếng và quan trọng hơn cả ở vương quốc cổ Phù Nam là:
A. Óc Eo.
B. Sin-ha-pu-ra.
C. Ăng-co Bo-rây.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 4. Thương cảng Óc Eo thuộc tỉnh nào Việt Nam này nay:
A. Sóc Trăng.
B. An Giang.
C. Cần Thơ
D. Long An.
Câu 5. Lãnh thổ chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Tây Nam Bộ.
Câu 6. Vương quốc Phù Nam dần bị suy yếu và thôn tính bởi:
A. Chăm-pa.
B. Ấn Độ.
C. Chân Lạp.
D. Trung Quốc.
Câu 7. Từ thế kỉ thứ III đến thế kỉ thứ V, Phù Nam:
A. Dần suy yếu và bị một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.
D. Là một trong những nước có phạm vi lãnh thổ lớn nhất Đông Nam Á.
C. Chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Óc Eo.
D. Quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là:
A. Sản xuất nông nghiệp.
B. Đánh bắt thủy hải sản.
C. Chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công.
D. Ngoại thương đường biển.
Câu 9. Hoạt động kinh tế rất phát triển ở Phù Nam là:
A. Đánh bắt thủy hải sản.
B. Chế tác kim hoàn.
C. Sản xuất nông nghiệp.
D. Ngoại thương đường biển.
Câu 10. Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
Câu 11. Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, chinh phục các xứ lân bang vào:
A. Thế kỉ III.
B. Cuối thế kỉ III.
C. Thế kỉ IV
D. Cuối thế kỉ IV.
Câu 12. Phù Nam bắt đầu suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính vào:
A. Thế kỉ IV.
B. Thế kỉ V.
C. Thế kỉ VI.
D. Thế kỉ VII.
Câu 13. Sống trong các thành thị phần lớn là:
A. Quý tộc.
B. Thương nhân.
C. Thợ thủ công.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính:
A. Tăng lữ, nông dân, thương nhân, nô lệ.
B. Quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.
C. Quý tộc, nông dân, nông dân tự do, thương nhân.
D. Quý tộc, thương nhân, nông dân, nô lệ.
Câu 15. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hóa Phù Nam là:
A. Nền văn hóa mang đậm đời sống sông nước.
B. Nền văn hóa của những thương cảnh nhộn nhịp.
C. Nền văn hóa của những thành thị giàu có.
D. Nền văn hóa mang đậm đời sống trên kênh rạch.
Câu 16. Loại chữ du nhập vào Phù Nam là:
A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ tượng hình.
C. Chữ La-tin
D. Chữ Phạn.
Câu 17. Tôn giáo du nhập từ Ấn Độ và phát triển ở Phù Nam là:
A. Hin-đu giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 18. Phật giáo chiếm ưu thế ở Phù Nam vào:
A. Thế kỉ III - IV.
B. Thế kỉ IV - V.
C. Thế kỉ V - VI.
D. Cuối thế kỉ V - đầu thế kỉ VI.
2. THÔNG HIỂU (11 câu)
Câu 1. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam nằm ở:
A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á ngày nay.
Câu 2. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sơ của nền văn hóa:
A. Văn hóa Sa Huỳnh.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Phù Nam.
D. Văn hóa tiền Óc Eo.
Câu 3. Cư dân Phù Nam có thể gieo một mùa lúa, gặt hái:
A. 1 năm.
B. 2 năm.
C. 3 năm.
D. 4 năm.
Câu 4. Sự tinh tế của các đồ trang sức bằng kim loại và đá quý minh chứng:
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. Thành thị giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam.
C. Sự phát triển của ngoại thương.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng của:
A. Văn hóa Ấn Độ.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Chăm-pa.
D. Văn hóa Trung Quốc.
Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam:
A. Các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương chịu sự chi phối quyền lực của Phù Nam.
B. Tổ chức nhà nước ở Phù Nam trong khoảng hai thế kỉ đầu sau khi thành.
C. Đứng đầu nhà nước là “đấng tối cao”, nắm mọi quyền hành.
D. Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
Câu 7. Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận tôn giáo nào từ bên ngoài?
A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 8. Phù Nam là quốc gia phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á vào khoảng thời gian từ:
A. Thế kỉ I - IV.
B. Thế kỉ II - V.
C. Thế kỉ III - V.
D. Thế kỉ IV.
Câu 9. Lực lượng không tồn tại trong xã hội Phù Nam là:
A. Tăng lữ.
B. Nông dân.
C. Thương nhân.
D. Nô lệ.
Câu 10. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động kinh tế của Vương quốc Phù Nam:
A. Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, làm đồ thủ công, luyện đồng và rèn sắt, chế tạo vũ khí,…
B. Người Phù Nam rất giỏi buôn bán.
C. Người Phù Nam buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Hy Lạp và La Mã thông qua cảng thị Óc Eo.
D. Đồng tiền kim loại của Phù Nam được tìm thấy ở di chỉ văn hóa Óc Eo.
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu văn hóa của Vương quốc Phù Nam:
A. Người Phù Nam có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt trời.
B. Cư dân chủ động tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.
C. Cư dân Phù Nam sử dụng ngựa để đi lại và kéo xe.
D. Nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ khá phát triển.
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1. Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước là:
A. Khắc tượng, thần từ đá, gỗ.
B. Đồ trang sức bằng vàng.
C. Ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.
D. Ấm đất nung.
Câu 2. Về sự truyền bá sâu rộng các tôn giáo vào nhiều vùng đất ở Đông Nam Á, cư dân Phù Nam được coi là:
A. Có tín ngưỡng đa thần.
B. “Cầu nối”
C. Sớm tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài.
D. “Trạm chung chuyển”.
Câu 3. Về tôn giáo, tín ngưỡng, Phù Nam và Chăm-pa có đặc điểm giống nhau là:
A. Đều tiếp nhận các tôn giáo từ Ấn Độ.
B. Đều thờ thần Mặt Trăng.
C. Chỉ phát triển tín ngưỡng bản địa, không tiếp thu tôn giáo bên ngoài.
D. Bỏ tín ngưỡng bản địa, theo Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 4. Trích sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) có đoạn viết là:
“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỉ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...”. Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?
A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
Câu 5. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là:
A. Thờ thần Mặt trời.
B. Ở nhà sàn.
C. Thờ thần Sông.
D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 6. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là:
A. Chăn nuôi rất phát triển.
B. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
C. Nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.
D. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
Câu 7. Đoạn tư liệu dưới đây cho biết điều gì về cư dân Phù Nam “Sử kí Trung Quốc chép về Vương quốc Phù Nam như sau: Dân Phù Nam mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà, chuyên nghề buôn bán…Hàng hóa bán thường ngày là vàng, bạc, lụa,…”.
(Theo Lê Hương, Sử liệu Phù Nam, NXB Nguyễn Nhiều, Sài Gòn 1974, tr.81)
A. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn bán bằng đường biển.
B. Cư dân Phù Nam rất giàu có.
C. Ưa sử dụng đồ trang sức được làm từ vàng, bạc.
D. Cư dân Phù Nam tốt bụng.
Câu 8. So với vương quốc Chăm-pa, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam có điểm gì khác biệt?
A. Vua nắm trong tay quyền lực tối cao và tuyệt đối.
B. Vua là người đứng đầu nhà nước, dưới vua là một hệ thống quan lại.
C. Nô lệ chiếm phần lớn tỉ lệ cư dân, chủ yếu phục vụ trong các giai đình quý tộc.
D. Xã hội gồm các lực lượng: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1. Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:
A. Xây thành thị ven biển.
B. Đi lại bằng xe ngựa.
B. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
D. Trồng lúa nước.
Câu 2. Nhờ đâu Phù Nam được coi là “trạm trung chuyển” của các tôn giáo vào Đông Nam Á?
A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.
B. Chính sách phát triển của nhà nước.
C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.
D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.
Câu 3. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?
A. Biển xâm thực đất liền.
B. Sa mạc hóa.
C. Sạt lở, xói mòn.
D. Động đất, sóng thần.
Câu 4. Phong cách xây dựng nhà cửa của người Phù Nam và người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc có điểm gì giống nhau?
A. Dựng những ngôi nhà sàn từ gỗ.
B. Làm nhà trệt bằng gỗ, tre, nứa.
C. Dựng nhà tranh, vách đất.
D. Làm nhà trệt bằng gạch.