Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều Bài 12: quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 2: CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN

BÀI 12: QUY TRÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRONG AO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Thức ăn tự nhiên của cá chép là gì?

A. Ốc

B. Cây thủy sinh

C. Thực vật phù du

D. Mùn bã hữu cơ

Câu 2: Đây là hoạt động nào trong quy trình cải tạo ao nuôi?

A. Phơi đáy ao khoảng 2 - ngày

B. Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao

C. Làm vệ sinh xung quanh ao

D. Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu 3: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?

A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. 

B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.

C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. 

D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.

Câu 4: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Quy trình cải tạo ao nuôi tiến hành theo mấy bước?

A. 2 

B. 4

C. 6 

D. 7

Câu 6: Có mấy nguyên tắc ghép loài cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7: Có mấy hình thức thu hoạch cá?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Có hình thức thu hoạch cá nào sau đây?

A. Thu tỉa

B. Thu toàn bộ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Vào mùa hè, nên thả cá giống vào ao nuôi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.

B. Buổi trưa hoặc buổi chiều mát.

C. Buổi chiều mát hoặc buổi tối.

D. Buổi sáng sớm, buổi chiều mát hoặc buổi tối.

Câu 10: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.

B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.

C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.

D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 11: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

A. Nước mắm.

B. Mắm tôm.

C. Cá hộp.

D. Tôm chua.

Câu 12: Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm:

A. Vi khuẩn

B. Thực vật thủy sinh

C. Động vật đáy

D. Mùn bã vô cơ

Câu 13:  Có mấy loại thức ăn của cá?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14: Thức ăn nhân tạo không bao gồm loại thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

Câu 15: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Thức ăn tự nhiên của cá trôi là gì?

A. Ốc

B. Cây thủy sinh

C. Thực vật phù du

D. Mùn bã hữu cơ

Câu 2: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào không phải hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao?

A. Thả cá giống

B. Tiêm Vaccxin

C. Cho cá ăn

D. Sục oxy

Câu 3: Thức ăn tự nhiên của cá trắm cỏ là gì?

A. Ốc

B. Cây thủy sinh

C. Thực vật phù du

D. Mùn bã hữu cơ

Câu 4: Đâu không phải nguyên tắc ghép các loài cá?

A. Tập tính ăn giống nhau

B. Sống ở các tầng nước khác nhau

C. Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có

D. Chống chịu tốt với điều kiện môi trường

Câu 5: Thức ăn tự nhiên của cá mè trắng là gì?

A. Ốc

B. Cây thủy sinh

C. Thực vật phù du

D. Mùn bã hữu cơ

Câu 6: Đây là hoạt động nào trong quy trình cải tạo ao nuôi?

A. Phơi đáy ao khoảng 2 - ngày

B. Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao

C. Làm vệ sinh xung quanh ao

D. Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu 7: Đây là hoạt động nào trong quy trình cải tạo ao nuôi?

A. Phơi đáy ao khoảng 2 - ngày

B. Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao

C. Làm vệ sinh xung quanh ao

D. Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu 8: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:

A. 0,2 kg/con.

B. 0,1 kg/con.

C. 0,8 – 1,5 kg/con.

D. 0,03 – 0,075 kg/con.

Câu 9: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?

A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

B. Tăng năng suất cá nuôi.

C. Dễ cải tạo tu bổ ao.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ cá trong ao là:

A. Cho sản phẩm tập trung.

B. Chi phí đánh bắt cao.

C. Năng suất bị hạn chế.

D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Sắp xếp thứ tự các bước của hoạt động cải tạo ao nuôi

1) Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày

2) Làm cạn nước trong ao

3) Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm

4) Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn

5) Bón vôi

6) Vét bớt bùn đáy ao

A. 1 - 4 - 3 - 5 - 2 - 6

B. 1 - 2 - 6 - 5 - 3 - 4

C. 5 - 1 - 6 - 2 - 4 - 3

D. 5 - 4 - 1 - 6 - 2 - 3

Câu 2: Tại sao phải cải tạo ao nuôi?

A. Hạn chế mầm bệnh

B. Hạn chế địch hạ

C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Cá ăn loại thức ăn nào sau đây?

A. Thức ăn tự nhiên

B. Thức ăn công nghiệp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?

A. Cho lượng thức ăn ít

B. Cho lượng thức ăn nhiều

C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.

D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.

Câu 5: Thứ tự đúng của các bước trong quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là?

A. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả 

B. Thả cá giống → Chuẩn bị ao nuôi → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch

C. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch

D. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch

Câu 6: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí

B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Lượng thức ăn cho cá ăn như thế nào là phù hợp?

A. Khoảng 1% - 3% khối lượng cá trong ao.

B. Khoảng 3% - 5% khối lượng cá trong ao.

C. Khoảng 5% - 7% khối lượng cá trong ao.

D. Khoảng 7% - 9% khối lượng cá trong ao.

Câu 8: Mục đích của việc bảo quản sản phảm cá là:

A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.

B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.

C. Đảm bảo mật độ nuôi.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8⁰C có thể giữ được trong:

A. 5 – 7 ngày.

B. 3 ngày.

C. 4 – 5 ngày.

D. 10 ngày.

Câu 10: Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm cá?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Phân đạm, phân hữu cơ thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

A. Thức ăn tinh

B. Thức ăn thô

C. Thức ăn hỗn hợp

D. Thức ăn hóa học

Câu 2: Trong các loại thức ăn dưới đây, loại nào là thức ăn tự nhiên của cá?

A. Tảo đậu

B. Rong đen lá vòng

C. Trùng tú trong

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho

A. Thức vật phù du

B. Vi khuẩn

C. Thực vật bậc cao

D. Tất cả đều đúng

=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay